Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT...
- Câu 1 : Dân tộc được hiểu là
A. một tổ chức người có chung tập quán.
B. cộng đồng người cùng sống với nhau.
C. tất cả mọi người sống trong một quốc gia.
D. một bộ phận dân cư của một quốc gia.
- Câu 2 : Chị H kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm nhưng không đăng ký kinh doanh. Chị thuê em T (14 tuổi) con nhà hàng xóm đi giao hàng và trả lương tương đối cao. Trong trường hợp này, chị H đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Lao động và dân sự.
B. Kinh doanh và lao động.
C. Dân sự và hành chính.
D. Kinh doanh và dân sự.
- Câu 3 : Trên đường về quê thì xe máy SH của chị X bị chết máy. Thấy anh S đi qua chị đã nhờ anh sửa xe cho mình. Sau một hồi sửa chữa, S ngồi lên yên khởi động xe và phóng đi mất. Chị X hô mọi người giữ lại nhưng không được. S đã gửi xe ở nhà anh N, kể lại câu chuyện và dặn N không tiết lộ nguồn gốc của xe. Sau đó, anh S làm giấy tờ xe giả để bán cho bà V được 40 triệu đồng và chia cho anh N 10 triệu đồng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh N, anh S và chị X.
B. Anh S, chị X và bà V.
C. Anh S và anh N.
D. Anh N và bà V
- Câu 4 : Ông S là Giám đốc công ty L tự ý lấy xe công vụ của cơ quan đi lễ chùa. Khi đang lưu thông trên đường thì xe của ông va chạm với xe chở hoa của bà M đang dừng khi có đèn đỏ. Kiểm tra thấy xe ô tô bị xây sát, ông S đã lớn tiếng quát tháo, xô đổ xe của bà M làm vỡ yếm và gương xe. Thấy vậy, anh G và anh D là bảo vệ ngân hàng gần đó chạy ra xem. Quá bức xúc về hành vi của ông S, anh G đã cầm gạch đập vỡ kính xe ô tô của ông S. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật, vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Ông S và anh G.
B. Ông S, anh G và anh D.
C. Ông S và bà M
D. Ông S, bà M và anh G.
- Câu 5 : Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Khẳng định này thể hiện công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm của mình.
B. trách nhiệm Nhà nước.
C. quyền và nghĩa vụ.
D. trách nhiệm pháp lí.
- Câu 6 : Đồng bào của mỗi tôn giáo là
A. một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc Việt Nam.
B. một bộ phận người sống riêng lẻ, độc lập.
C. một bộ phận người cần áp dụng các chính sách hỗ trợ đặc biệt
D. tập hợp những người được ưu tiên về các hoạt động văn hóa.
- Câu 7 : Cảnh sát giao thông xử lý việc B đi xe máy ngược chiều là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- Câu 8 : Nhận định nào sau đây thể hiện tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật?
A. Phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe.
B. Không cứu giúp người khác khi họ gặp nạn là vi phạm pháp luật.
C. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
D. Người tham gia giao thông không được chở quá hai người.
- Câu 9 : Người sử dụng lao động ưu tiên đối với người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, điều này thể hiện bình đẳng trong
A. thực hiện quyền lao động.
B. giao dịch hợp đồng lao động.
C. lao động nam và lao động nữ.
D. việc sử dụng người lao động.
- Câu 10 : Các đồng chí cảnh sát giao thông xử lý các hành vi vi phạm giao thông khi tham gia giao thông. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò là
A. phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.
B. cách để thể hiện quyền lực của giai cấp cầm quyền.
C. công cụ để bảo vệ quyền lợi của gia cấp cầm quyền.
D. phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Câu 11 : D kinh doanh vật liệu xây dựng đã thuê L (14 tuổi) giao hàng. Có lần L giao hàng chậm, D đã đánh L trọng thương (pháp y giám định tỉ lệ thương tật là 20%). Hành vi của D là vi phạm
A. dân sự.
B. hành chính.
C. kỉ luật.
D. hình sự.
- Câu 12 : Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên khuyến khích con em đồng bào và các vùng khó khăn để có điều kiện học tập tốt hơn. Đây là thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
A. văn hóa.
B. kinh tế.
C. chính trị.
D. giáo dục.
- Câu 13 : Chị M điều khiển xe máy, tự giác dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ. Trong trường hợp này chị M đang
A. sử dụng pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
- Câu 14 : Công dân nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Khẳng định này thể hiện
A. nghĩa vụ của công dân.
B. quyền của công dân.
C. trách nhiệm của công dân.
D. quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Câu 15 : Chị Q gửi đơn khiếu nại lên UBND xã D về quyết định thu hồi đất của Chủ tịch xã. Chị Q đã
A. sử dụng pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
- Câu 16 : Nhờ luật sư tư vấn nên việc khiếu nại về việc bồi thường đất của gia đình ông S đã được giải quyết. Trường hợp này pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ
A. nghĩa vụ và lợi ích của mình.
B. quyền và trách nhiệm của mình.
C. quyền và nghĩa vụ của mình.
D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Câu 17 : Tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận, được gọi là gì?
A. Tổ chức tôn giáo.
B. Ban trị sự tôn giáo.
C. Cơ sở tôn giáo.
D. Trụ sở tôn giáo.
- Câu 18 : Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là
A. bình đẳng trước pháp luật.
B. bình đẳng về trách nhiệm.
C. bình đẳng về nghĩa vụ.
D. bình đẳng về quyền.
- Câu 19 : Ông H đã có giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng thấy mặt bằng rộng nên ông H làm hồ sơ xin đăng ký kinh doanh thêm dịch vụ vui chơi giải trí. Ông H đã sử dụng quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
B. Quyền được khuyến phát triển trong kinh doanh.
C. Quyền chủ động mở rộng quy mô.
D. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
- Câu 20 : Pháp luật là quy tắc xử sự chung áp dụng nhiều lần, nhiều nơi. Điều này thể hiện tính
A. chặt chẽ về mặt hình thức.
B. quyền lực, bắt buộc chung.
C. quy phạm phổ biến.
D. chặt chẽ về mặt nội dung.
- Câu 21 : Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ?
A. Môi trường đầu tư.
B. Lãi suất ngân hàng.
C. Chính sách thuế.
D. Chính sách việc làm.
- Câu 22 : Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được thể hiện thông qua
A. việc sử dụng lao động.
B. hợp đồng lao động.
C. quyền được lao động.
D. thỏa thuận lao động.
- Câu 23 : Khẳng định nào sau đây đúng với nội dung quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình.
B. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào nhu cầu của mình.
C. Công dân có quyền và nghĩa vụ theo ý muốn của mình.
D. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ.
- Câu 24 : Chị M bán trái cây tại chợ, hàng tháng chị M đều nộp thuế. Việc làm của chị M thuộc nội dung nào của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.
B. Bình đẳng về quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. Bình đẳng về quyền lựa chọn hình thức kinh doanh.
D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
- Câu 25 : Nội dung nào dưới đây biểu hiện các dân tộc bình đẳng trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục?
A. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
B. Ban hành chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho tất cả các vùng.
C. Tham gia thảo luận, góp ý các vần đề chung của cả nước.
D. Thực hiện chính sách tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
- Câu 26 : Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là
A. sự tương đồng văn hóa.
B. phát triển kinh tế
C. bình đẳng giữa các dân tộc.
D. tương trợ lẫn nhau .
- Câu 27 : Công an bắt quả tang 4 người đang đánh bài ăn tiền. Thu giữ trên chiếu bạc 1,5 triệu đồng và tạm giữ trên người mỗi đối tượng 1 triệu đồng. Trong đó có A, B, C là công nhân, còn Q là cán bộ. Trong trường hợp này 4 người sẽ bị xử lí như thế nào?
A. Q chịu mức phạt giống như A, B, C.
B. Q chịu mức phạt cao hơn A, B, C.
C. Q chịu mức phạt thấp hơn A, B, C.
D. Q không bị xử phạt vì Q là cán bộ.
- Câu 28 : Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là?
A. Tiêu thụ sản phẩm.
B. Tạo ra lợi nhuận.
C. Giảm giá thành.
D. Nâng cao chất lượng.
- Câu 29 : Bức tường nhà chị A bị hư hỏng nặng do anh B (hàng xóm) xây nhà mới. Sau khi được trao đổi về trách nhiệm của người xây dựng công trình theo quy định của pháp luật, anh B đã cho xây dựng lại bức tường nhà chị A. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để
A. bảo vệ các quyền tự do theo ý muốn của công dân.
B. Nhà nước phát huy uy quyền của mình.
C. Nhà nước quản lí xã hội.
D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Câu 30 : Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí.
B. lợi ích và trách nhiệm.
C. quyền và nghĩa vụ.
D. trách nhiệm pháp luật.
- Câu 31 : Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là từ
A. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
B. từ 18 tuổi trở lên.
C. từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
- Câu 32 : Công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo, cũng như công dân có tôn giáo khác nhau phải
A. đùm bọc lẫn nhau.
B. yêu thương lẫn nhau.
C. bảo vệ lẫn nhau.
D. tôn trọng lẫn nhau.
- Câu 33 : Do không dừng lại kịp khi điều khiển xe gắn máy nên anh K đã va chạm vào ông L đang chở cháu bằng xe đạp điện đi ngược đường một chiều khiến hai ông cháu bị ngã. Anh X là người bán vé số gần đấy thấy anh K không xin lỗi ông L mà còn lớn tiếng quát tháo, liền lao vào đánh anh K bị thương. Hai chị H, P đi qua liền dừng lại để can ngăn hai người nhưng không được nên đã gọi điện cho cảnh sát giao thông đến xử lí. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Anh X, chị H và chị P.
B. Anh K và anh X.
C. Anh K và ông L, X
D. Ông L và anh X.
- Câu 34 : P và Q là bạn thân thời đi học, sau mất chục năm không gặp, bây giờ vô tình mới gặp lại. P kéo Q vào quán vừa uống rượu, vừa hàn huyên. Q không uống được rượu nhưng vì P ép quá, nể bạn, Q cố uống vài chén cho P vui lòng. Lúc đứng dậy ra về, Q thấy đầu choáng váng, đi được vài bước, Q xô vào một chiếc bàn trong quán, làm đổ nồi lẩu đang sôi vào hai vị khách đang ngồi ăn khiến họ bị bỏng nặng. Trong trường hợp này ai phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Chỉ một mình P.
B. Q và chủ quán rượu.
C. P và Q
D. Chỉ một mình Q.
- Câu 35 : Việc Nhà nước ưu tiên cộng điểm tuyển sinh đại học cho người dân tộc thiểu số là thể hiện quyền
A. bình đẳng về cơ hội học tập của các dân tộc.
B. bình đẳng về đại đoàn kết dân tộc.
C. bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc.
D. bình đẳng về phát triển tài năng giữa các dân tộc.
- Câu 36 : Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là vi phạm
A. dân sự.
B. hành chính.
C. kỉ luật.
D. hình sự.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại