Bài 6. Đất và rừng - Địa lí lớp 5

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 6. Đất và rừng được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Bài 1 trang 81 SGK Địa lí 5

– Đất pheralít: + Phân bố: Vùng núi. + Đặc điểm: Có màu đỏ vàng thường nghèo mùn, nếu được hình thành trên đá ba dan thì phì nhiêu hơn.   – Đất phù sa:   + Phân bố:Đồng bằng. + Được hình thành do phù sa ở sông bồi đắp và rất màu mỡ.

Bài 2 trang 81 SGK Địa lí 5

+ Rừng rậm nhiệt đới: Phân bố chủ yếu vùng đồi núi. Môi trường sống nóng ẩm, mưa nhiều, cây trong rừng nhiều tầng tán, đa dạng chủng loại… + Rừng ngập mặn: Chủ yếu nơi đất thấp ven biển. Môi trường nước biển ngập chân, cây có rễ chùm to khỏe, rậm rạp..

Bài 3 trang 81 SGK Địa lí 5

Một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân như cho nhiều sản vật nhất là gỗ, điều hòa khí hậu, che phủ đất, hạn chế nước mưa tràn về đột ngột…

Quan sát hình 1, hãy chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn

Vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn là: – Phân bố rừng rậm nhiệt đới: Vùng đồi núi như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, núi cao phía Bắc. – Phân bố rừng ngập mặn: Nơi đất thấp ven biển ở đồng bằng Nam Bộ.  

Quan sát tranh ảnh và dựa vào vốn hiểu biết, em hãy so sánh sự khác nhau giữa rừng rậm nhiệt đới với rừng ngập mặn (về môi trường sống và đặc điểm cây trong rừng).

Sự khác nhau giữa rừng rậm nhiệt đới với rừng ngập mặn về môi trường sống và đặc điểm cây trong rừng là: – Rừng rậm nhiệt đới: Môi trường sống nóng ẩm, mưa nhiều, cây trong rừng nhiều tầng tán, đa dạng chủng loại… – Rừng ngập mặn: Môi trường nước biển ngập chân, cây có rễ chùm to khỏe, rậm rạp…

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 6. Đất và rừng - Địa lí lớp 5 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!