Thông tin tuyển sinh Đại học Hà Nội

Đại học Hà Nội - Hanoi University (HANU)

Thông tin chung

Mã trường: NHF

Địa chỉ: số 9 Nguyễn Trãi, P. Văn Quán, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 024 3854 4338

Ngày thành lập: 1959

Loại hình: Công lập

Trực thuộc: Bộ giáo dục và đào tạo

Quy mô: khoảng 22000 sinh viên

Website: www.hanu.edu.vn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI - NIỀM TỰ HÀO CỦA VIỆT NAM VỀ ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ

Trường Đại học Hà Nội tự hào là ngôi trường đào tạo và nghiên cứu về ngoại ngữ và chuyên ngành bằng ngoại ngữ chất lượng hàng đầu của cả nước. Trường đào tạo đa dạng bao gồm 11 ngành ngoại ngữ; 6 chuyên ngành khác ngoài ngôn ngữ, dạy-học hoàn toàn bằng ngoại ngữ; 6 trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế

Trường Đại học Hà Nội

 Trường Đại học Hà Nội


I.  Giới thiệu Trường Đại học Hà Nội

Giới thiệu trường Đại học Hà Nội - HANU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI - CƠ SỞ CHÍNH TẠI HÀ NỘI

Tên tiếng Anh:  Hanoi University

Tên viết tắt: HANU

Địa chỉ Đại học Hà Nội : Km 9 , Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (024)38544338.

Địa chỉ trang web: www.hanu.edu.vn;

Email: [email protected].

Facebook: https://www.facebook.com/hanutuyensinh/

 

Đại học Hà Nội ở đâu???

 

Đại học Hà Nội ở đâu???


 

Logo Đại học Hà Nội

Logo Đại học Hà Nội



II. Điểm chuẩn Đại học Hà Nội

    1. Điểm chuẩn năm 2016

      

 Điểm chuẩn Đại học Hà Nội  2016

               Điểm chuẩn Đại học Hà Nội  2016

 

       =>Nhận xét: Ngành Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc có điểm chuẩn cao nhất năm 2016 lần lượt là 32,5 và 32,00 ( do môn ngoại ngữ đã nhân hệ số 2)

                            Ngành Công nghệ thông tin ( dạy bằng tiếng Anh) có điểm chuất thấp nhất là 19,00 ( do môn ngoại ngữ không nhân hệ số 2)

    2. Điểm chuẩn năm 2017

 

Đại học hà Nội công bố điểm chuẩn năm 2017

    Đại học hà Nội công bố điểm chuẩn năm 2017

 

       => Nhận xét : Năm 2017, điểm chuẩn Đại học Hà Nội cao nhất vẫn là ngành Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc với mức điểm là 35,08 ( môn ngoại ngữ nhân hệ số 2)

                             Mức điểm thấp nhất 23,0 là ngành Công nghệ thông tin ( dạy bằng tiếng Anh) do môn ngoại ngữ không nhân hệ số 2

    3. Điểm chuẩn năm 2018

 

Đại học Hà Nội công bố điểm chuẩn năm 2018

Đại học Hà Nội công bố điểm chuẩn năm 2018

 

       => Nhận xét : Năm 2018, Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có điểm chuẩn cao nhất là 31,37 do đã nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ

                              Mức điểm chuẩn thấp nhất là ngành Công nghệ thông tin ( dạy bằng tiếng Anh ) với số điểm là 20,60 do không nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ

 

V. Quy mô đào tạo Trường Đại học Hà Nội

    1. Các khoa đào tạo

 

KHỐI NGOẠI NGỮ

KHỐI CHUYÊN NGÀNH VÀ SAU ĐẠI HỌC

1.Ngành tiếng Anh

1.Khoa Quản trị Kinh doanh và Du lịch

2.Ngành tiếng Đức

2.Ngành Quản trị Kinh doanh

3.Ngành tiếng Hàn Quốc

3.Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

4.Ngành tiếng Hàn Quốc chất lượng cao

4.Ngành Kế toán

5.Ngành tiếng Italia

5.Ngành Tài chính Ngân hàng

6.Ngành tiếng Italia chất lượng cao

6.Ngành Marketing

7.Ngành tiếng Nga

7.Ngành Công nghệ Thông tin

8.Ngành tiếng Nhật Bản

8.Ngành Truyền thông đa phương tiện

9.Ngành tiếng Tây Ban Nha

9.Ngành Quốc tế học

10.Ngành tiếng Pháp

10.Ngành Truyền thông Doanh nghiệp

11.Ngành tiếng Trung Quốc

11.Khoa tiếng Anh chuyên ngành

12.Ngành tiếng Trung Quốc chất lượng cao

12.Khoa Việt Nam học

13.Ngành tiếng Bồ Đào Nha

13.Khoa sau đại học

14.Ngoại ngữ 2 tiếng Thái

 

    2. Các ngành đào tạo

    2.1. Chương trình chính quy

 

1.Ngôn ngữ Anh

13.Ngôn ngữ Bồ Đào Nha

2.Ngôn ngữ Nga

14.Quản trị kinh doanh

3.Ngôn ngữ Pháp

15.Kế toán

4.Ngôn ngữ Trung Quốc

16.Tài chính - Ngân hàng

5.Ngôn ngữ Trung Quốc CLC

17.Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

6.Ngôn ngữ Đức

18.Marketing

7.Ngôn ngữ Nhật

19.Công nghệ thông tin

8.Ngôn ngữ Hàn Quốc

20.Truyền thông đa phương tiện

9.Ngôn ngữ Hàn Quốc CLC

21.Truyền thông doanh nghiệp

10.Ngôn ngữ Tây Ban Nha

22.Quốc tế học

11.Ngôn ngữ Italia

23. Tiếng Việt và văn học Việt Nam

12.Ngôn ngữ Italia CLC

 

    2.2 Chương trình đào tạo chính quy liên kết với nước ngoài

STT

Ngành học

1

Cử nhân kinh doanh, chuyên ngành kép Marketing&Tài chính (ĐH La Trobe, Úc)

2

Chương trình cử nhân Quản trị Du lịch và Lữ hành (ĐH IMC KREMS, Áo)

3

Cử nhân Kế toán Ứng dụng (ĐH OxfordBookes, Anh)

4

Cử nhân Kinh tế doanh nghiệp (ĐH Sannio, Italia)

5

Cử nhân Khoa học thống kê và bảo hiểm (ĐH Sannio, Italia)

6

Thạc sĩ Khoa học Thống kê và bảo hiểm (ĐH Sannio, Italia)

7

Thạc sĩ Kinh tế và Quản lý ( ĐH Sannio, Italia)

8

                                Thạc sĩ lí luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh (MTESOL)( ĐH Canberra, Úc)

9

Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh ( ĐH La Trobe, Úc)

10

Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn học Pháp ( ĐH Louvain, Bỉ)

11

Tiến sĩ Ngôn ngữ và văn học Pháp ( ĐH Louvain, Bỉ)

12

Thạc sĩ Ngôn ngữ Nhật và Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Nhật (ĐH Nữ sinh Nara, Nhật Bản)

13

Chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ thiết kế hệ thống thông tin (UCLAN))

 Ngoài ra, Đại học Hà Nội còn đào tạo các chương trình sau:

  • Học cùng lúc hai chương trình ( dành cho sinh viên chính quy )

  • Chương trình đào tạo vừa học vừa làm ( tại chức )

  • Chương trình đào tạo từ xa

  • Văn bằng 2


VI. Học phí Trường Đại học Hà Nội năm 2018-2019

    1. Mức thu học phí

Tổng mức thu bao gồm các khoản: Học phí và phí duy trì tài khoản ATM, được tính theo bảng sau:

 

STT

 

Khoa/Ngành

Khóa 2015, 2016

Học Phí

Tổng phải đóng ( Bao gồm 100.000đ duy trì Tài khoản)

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Nga, Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia

 

6.000

6.100

2

Anh, Trung, Nhật, Hàn, Truyền thông DN dạy bằng tiếng Pháp

8.000

8.100

3

QTKD, QTH, KT, TCNH

9.250

9.350

4

CNTT, QTDL và Lữ hành

9.500

9.600

    Miễn, Giảm học phí

Đại học Hà Nội miễn, giảm học phí cho sinh viên theo quy định tại Nghị định 86/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015. Danh sách những sinh viên được miễn giảm học phí năm học 2018-2019 căn cứ theo Quyết định công nhận miễn, giảm học phí của Trường

    2. Cách thanh toán học phí

    2.1. Phương thức

  • Sinh viên đóng tiền học qua tài khoản thẻ ATM ( đã được mở tại Ngân hàng )

           Chú ý: Ngoài tiền học phí sinh viên cần nộp thêm 100.000 đồng vào tài khoản để có đủ số dư tối thiểu duy trì tài khoản thẻ. Sinh viên cần đóng đúng số tiền ở cột (4)- Mục I để đảm bảo việc đóng học phí được thành công và đúng thời hạn

  • Sinh viên cần phải giữ lại biên lại nộp tiền để kiểm tra và đối chiếu khi cần thiết
  • Những sinh viên của khoa chuyên ngành mà chưa đủ điều kiện tiếng Anh, đang học lại tại khoa tiếng Anh chuyên ngành vẫn phải nộp học phí như các sinh viên cùng khoa chuyên ngành

    2.2. Thời hạn nộp

                   Từ ngày 19/02/2019 đến ngày 08/03/2019

   Nếu quá thời gian trên, những sinh viên vẫn chưa hoàn thành việc đóng học phí và các khoản sẽ phải nộp trực tiếp tại phòng 106 nhà A và sẽ bị xử phạt theo quy định của Nhà trường

 

VII. Tuyển sinh đại học Hà Nội năm 2018

    1. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh có đầy  đủ các điều kiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng các nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy  được hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước

    3. Phương thức tuyển sinh

Trường Đại học Hà Nội tuyển sinh theo kết quả của kì thi THPT Quốc gia năm 2018

    4. Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2018

TT

Ngành đào tạo

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

Chỉ tiêu

1

Công nghệ thông tin (dạy bằng tiếng Anh)

7480201

Toán, Ngữ Văn, tiếng  Anh ( D01)

Toán, Vật lý, tiếng Anh ( A01)

200

2

Quản trị kinh doanh

(dạy bằng tiếng Anh)

7340101

Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh ( D01)

100

3

Tài chính-Ngân hàng

(dạy bằng tiếng Anh)

7340201

Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh ( D01)

100

4

           Kế toán

(dạy bằng tiếng Anh )

7340301

Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh ( D01)

100

5

Quốc tế học

(dạy bằng tiếng Anh)

7310601

Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh ( D01)

125

6

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng tiếng Anh)

7810103

Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh ( D01)

100

7

Truyền thông doanh nghiệp (dạy bằng tiếng Pháp)

7320109

Toán, Ngữ Văn, tiếng Pháp ( D03) hoặc tiếng Anh ( D01 )

50

8

Ngôn ngữ Anh

7220201

Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh ( D01)

300

9

Ngôn ngữ Nga

7220202

Toán, Ngữ Văn, tiếng Nga( D02) hoặc tiếng Anh ( D01)

125

10

Ngôn ngữ Pháp

7220203

Toán, Ngữ Văn, tiếng Pháp ( D03) hoặc tiếng Anh ( D01)

100

11

Ngôn ngữ Trung Quốc

7220204

Toán, Ngữ Văn, tiếng Trung Quốc ( D04) hoặc tiếng Anh ( D01)

250

12

Ngôn ngữ Đức

7220205

Toán, Ngữ Văn, tiếng Đức ( D05) hoặc tiếng Anh ( D01)

125

13

Ngôn ngữ Tây Ban Nha

7220206

Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh ( D01)

75

14

Ngôn ngữ Bồ Đào Nha

7220207

Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh ( D01)

50

15

Ngôn ngữ Italia

7220208

Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh ( D01)

100

16

Ngôn ngữ Nhật

7220209

Toán, Ngữ Văn, tiếng Nhật ( D06) hoặc tiếng Anh ( D01)

175

17

Ngôn ngữ Hàn Quốc

7220210

Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh ( D01)

125

Tổng

2000

18

Tiếng Việt & Văn hóa Việt Nam

7220101

Xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT đối với người nước ngoài học tập tại Việt Nam

300

Các chương trình đào tạo quốc tế lấy bằng chính quy

(hình thức xét tuyển: Học bạ, điểm thi xét tuyển THPT)

19

Quản trị kinh doanh, Tài chính-Marketing

 

Đại học La Trobe (Úc) cấp bằng

100

20

Quản trị du lịch và Lữ hành

 

Đại học IMC Krems(Áo)cấp bằng

60

21

Kế toán Ứng dụng

 

Đại học Oxford Brookes(Vương quốc Anh) cấp bằng

50

22

Kinh tế Doanh nghiệp, khoa học Thống kế, Bảo hiểm

 

Đại học tổng hợp Sannio(Italia) cấp ba

50

  • Ghi chú: Những môn viết chữ IN HOA là môn chính( tính điểm hệ số 2)

     5. Điều kiện đăng kí xét tuyển

Thí sinh có tổng điểm 03 môn thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh của kỳ thi THPTQG năm 2018 đạt 15 điểm trở lên (theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số).

     6. Tổ chức tuyển sinh

- Thời gian; hình thức : Được tổ chức như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định

- Nguyên tắc xét tuyển: Tổng điểm  gồm có điểm ưu tiên (nếu có) và điểm của môn thi chính( được  nhân hệ số 2 và xếp theo độ dốc từ cao xuống thấp ).Tổ chức xét tuyển thực hiện theo nguyên tắc từ trên cao xuống thấp, chỉ tiêu của từng ngành đủ thì sẽ dừng lại.

    7. Chính sách ưu tiên

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định

    8. Lệ phí xét tuyển

- Đợt 1: Áp dụng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đợt 2: (bổ sung nếu có): Dựa vào quy định của trường

    9. Thông tin liên hệ

Phòng Quản lý Đào tạo - phòng 118, tầng 1, nhà A, Trường Đại học Hà Nội.

Km 9, Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Email: [email protected].

Điện thoại: 0243.8544338 số máy lẻ 1134 hoặc 1135.

Di động: 0898131368, 0916398338, 0965390699.

 

VI. Quy mô trường Đại học Hà Nội

    1. Lịch sử hình thành

Trường được thành lập từ năm 1959 với tên gọi đầu tiên là: Trường Đại học Ngoại ngữ. Hơn nửa thế kỉ xây dựng và phát triển, trường đã từng bước khẳng định được vị thế của mình  là một trường đại học công lập uy tín trong đào tạo ngoại ngữ ở cả ba cấp độ Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Trường cũng tự hào là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo chính quy 6 chương trình cử nhân nhiều chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh.

    2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh

      Đại học Hà Nội mang trong mình sứ mệnh đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng với thế mạnh là ngoại ngữ để hội nhập quốc tế. Và mục tiêu chiến lược của nhà trường trong nhiều năm tới là đào tạo chính quy, giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh và Nhật. Tất cả đều đang nhận được rất nhiều sự chú ý từ các bạn sinh viên như các bạn đang theo học ngành Công nghệ Thông tin, Tài chính-Ngân hàng, Kế toán, Quốc tế học và Quản trị Kinh doanh, Du lịch. Nhà trường đang ngày một mở rộng quy mô, mở thêm nhiều chuyên ngành mới giảng dạy bằng nhiều thứ tiếng như: tiếng Pháp, Trung Quốc hay Italia,... để có nhiều cơ hội hội nhập quốc tế. Mang lại những nguồn nhân lực tốt nhất để phục vụ xã hội và cộng động ngày càng vững mạnh và phát triển

    3. Thành tích

        Trên chặng đường 50 năm hoạt động và không ngừng trưởng thành, Trường Đại học Hà Nội đã có những đóng góp đáng kể trong đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước : bồi dưỡng trên 30.000 lưu học sinh, 10.000 thực tập sinh và nghiên cứu sinh, 40.000 cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật; đào tạo trên 30.000 cán bộ phiên biên dịch, giáo viên ngoại ngữ hệ chính quy và 40.000 cử nhân ngoại ngữ hệ tại chức và từ xa. Nhà trường đã biên soạn trên 80 chương trình, 150 giáo trình và tài liệu giảng dạy; thực hiện gần 100 đề tài khoa học cấp bộ, hơn 920 đề tài cấp trường và tham gia một số đề tài cấp nhà nước; tổ chức hàng trăm hội nghị khoa học quốc tế, hội nghị khoa học ngành ngoại ngữ và hội nghị khoa học cấp trường; đã ra 65 số "Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ" (Tạp chí chuyên ngành ngoại ngữ đầu tiên ở Việt Nam) với hàng trăm công trình nghiên cứu, bài viết về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, đối chiếu ngôn ngữ, dịch thuật và tiếng Việt.

    4. Cơ sở vật chất



 

  Tòa nhà trắng Đại học Hà Nội

Tòa nhà trắng Đại học Hà Nội



 

Sân vận động Trường Đại học Hà Nội

Sân vận động Trường Đại học Hà Nội

    5. Hợp tác quốc tế

Trường Đại học Hà Nội đã thực hiện  ký kết hợp tác đào tạo cùng với trên 30 trường đại học của nước ngoài;  và có quan hệ đối ngoại với trên 60 tổ chức, cơ sở giáo dục quốc tế; ngoài ra còn có  quan hệ trực tiếp với hầu hết các đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam; tham gia các hoạt động văn hóa đối ngoại,chương trình  giao lưu ngôn ngữ-văn hóa kết hợp với nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và quốc tế.

Trường Đại học Hà Nội có ưu thế đặc biệt về việc hợp tác với các trường Đại học Italia, cụ thể hiện nay trường đã và đang hợp tác chặt chẽ cùng 23 trường Đại học Công lập danh tiếng của Italia và thực hiện các chương trình trao đổi chuyển tiếp cho sinh viên và cán bộ giáo viên cũng như các chương trình ngành phụ, chương trình liên kết đào tạ nhằm hỗ trợ  sinh viên theo học lấy chứng chỉ hoặc lấy bằng Công lập của Italia.

    6. Học bổng

    6.1 Học bổng khuyến khích học tập

- Năm học 2016 - 2017: Có 947 lượt sinh viên dành được học bổng ( 15.2% số sinh viên) tương ứng với 6.2 tỉ đồng

- Năm học 2017 - 2018: Có 1032 lượt sinh viên dành được học bổng ( 15.9% số sinh viên ) tương ứng với 8.4 tỉ đồng  

 Đối tượng nhận học bổng

- Mỗi học kì sinh viên phải đăng kí từ 12 tín chỉ trở lên mới đủ điều kiện xét học bổng khuyến khích học tập.

- Đối với  các ngành Ngôn ngữ và Truyền thông doanh nghiệp thì sinh viên sẽ được xét cấp học bổng 8 lần còn sinh viên các ngành khác thì  được xét cấp học bổng 9 lần / cả khóa học.

- Sinh viên có kết quả học tập và điểm  rèn luyện loại khá trở lên ( không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên)

- Căn cứ vào  Quỹ học bổng KKHT đã được xác định, Nhà trường sẽ  xét và cấp học bổng cho từng ngành học và khóa học dựa vào điểm trung bình chung học tập và kết quả điểm rèn luyện( từ cao xuống thấp), trong đó học bổng loại khá chiếm cao nhất là 70%, loại giỏi và xuất sắc chỉ  chiếm 30% tổng quỹ học bổng.

    6.2. Miễn giảm học phí

Số sinh viên và giá trị được miễn, giảm học phí

- Năm học 2016 - 2017: Có 387 lượt học sinh  thuộc diện được miễn, giảm học phí( chiếm 6,2% số sinh viên) và tương ứng là gần 2.2 tỉ đồng.

- Năm học 2017 - 2018:  Có 415 lượt sinh viên thuộc diện được miễn, giảm học phí ( chiếm 6,2% số sinh viên) và tương ứng là 3 tỉ đồng

- Học kỳ 1 năm học 2018-2019: Có 173 lượt sinh viên thuộc diện được miễn, giảm học phí và tương ứng với  hơn 1.38 tỷ đồng

Mức miễn, giảm

-Tùy theo từng mức độ thì mỗi sinh viên sẽ được miễn, giảm học phí khác nhau: Giảm 50% học phí, giảm 70% học phí hay  miễn 100% học phí.

- Tất cả các sinh viên trong diện sẽ đều được tạo điều kiện thuận lợi nhất về các thủ tục giấy tờ  có liên quan.

    6.3. Hỗ trợ chị phí học tập

Giá trị và số sinh viên được hỗ trợ

- Năm 2016: Có 34 sinh viên được hỗ trợ tương ứng với 215,076,000 VNĐ

- Năm 2017: Có 41 sinh viên được hỗ trợ tương ứng với 261,072,000VNĐ

- Năm 2018: Có 42 sinh viên được hỗ trợ tương ứng với 276,576,000VNĐ

Mức hỗ trợ

- Mức hỗ trợ là 60% mức lương tối thiểu chung và được hưởng 10 tháng/năm học/sinh viên.

    6.4. Trợ cấp xã hội

Giá trị trợ cấp và số lượng sinh viên được trợ cấp

- Năm 2016: Có 69 lượt sinh được hỗ trợ, trợ cấp tương ứng với  235,800,000VNĐ

- Năm 2017:  Có 94 lượt sinh viên được hỗ trợ, trợ cấp tương ứng với  336,250,000VNĐ

- Năm 2018: Có 105 lượt sinh viên được  hỗ trợ, trợ cấp tương ứng với 375,560,000 VNĐ

Đối tượng được hưởng trợ cấp và mức trợ cấp

- Đối tượng:

+ Sinh viên là người dân tộc thiểu số ở vùng cao, mồ côi cả cha lẫn mẹ không có nơi nương tựa, người tàn tật mà nhà nước quy định : Sẽ được hưởng mức là 420.000 đồng/tháng/sinh viên (bao gồm 140.000 đồng/tháng được hỗ trợ từ nhà nước và 280.000 đồng/tháng được hỗ trợ từ nhà trường).

+ Sinh viên thuộc diện  hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế có tinh thần vượt khó học tập (học lực từ 6.0 trở lên; điểm rèn luyện: Tốt) là những người mà gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo

- Mức trợ cấp:

+ Mỗi sinh viên được trợ cấp là 300.000 đồng/tháng (bao gồm 100.000 đồng/tháng áp dụng theo Nhà nước và 200.000 đồng/tháng là sự hỗ trợ từ nhà trường ).

+ Thời gian được trợ cấp: 12 tháng/năm.

    6.5. Học bổng tài trợ

Sinh viên có kết quả học tập tốt : loại giỏi trở lên và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập đều được nhận học bổng tài trợ hằng năm

+ Năm học 2016 - 2017: Có 95 lượt sinh viên  tương ứng với tổng số tiền 607,840,000VNĐ được tài trợ học bổng

+ Năm học 2017 - 2018:Có 147 lượt sinh viên tương ứng với tổng số tiền 623,975,000VNĐ được tài trợ học bổng


 

 Hi vọng rằng những thông tin về trường Đại học Hà Nội mà chung tôi cung cấp sẽ mang lại cho các thí sinh, phụ huynh có những lựa chọn đúng đắn nhất. Cảm ơn các bạn và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện hơn