Viết lại truyện Thạch Sanh theo ý của em bộ Cánh Diều- văn 6 mới
Viết lại truyện Thạch Sanh theo ý của em bộ Cánh Diều
Viết là một kỹ năng quan trọng và không thể thiếu của mỗi học sinh. Cùng tham khảo bài mẫu viết lại truyện Thạch Sanh theo ý của em ngắn gọn dưới đây để có thêm ý tưởng và hoàn thành bài viết tốt nhất.
Viết lại truyện Thạch Sanh theo ý của em
Mở bài viết lại truyện Thạch Sanh theo ý của em
Thạch Sanh là câu chuyện gắn liền với tuổi thơ của chúng ta khi luôn được ông bà, cha mẹ kể lại. Không chỉ là câu chuyện tuổi thơ mà qua đây còn mang đến cho chúng ta rất nhiều bài học.
Thân bài viết lại truyện Thạch Sanh theo ý em ngắn gọn
Theo kể lại, Thạch Sanh là thái tử được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian và đầu thai vào gia đình có đôi vợ chồng nghèo nhưng vô cùng tốt bụng. Cũng chính vì thế mà mẹ chàng phải mang thai thời gian dài mới sinh ra chàng. Tuy nhiên, khi chàng vừa sinh ra thì cha chàng qua đời. Không lâu sau mẹ chàng cũng bỏ chàng lại một mình.
Từ đó, chàng sống một mình dưới túp lều tranh dưới gốc đa. Khi chàng khôn lớn, Ngọc Hoàng đã phái các vị thần xuống dạy chàng võ nghệ và các phép thần thông.
Lý Thông là tên hàng rượu vô cùng xảo quyệt. Thấy Thạch Sanh là chàng trai khỏe mạnh, đa tài, nên hắn đã đến làm thân với chàng. Vốn bản tính thật thà nên Thạch Sanh đã đồng ý ngay mà không chút nghi ngờ.
Xem thêm:
Soạn bài Thạch Sanh ngắn gọn bộ Cánh Diều
Viết lại truyện Thánh Gióng theo ý của em bộ Cánh Diều
Sau đó vài hôm, Lý Thông đã nhờ Thạch Sanh đi canh đền thay mình. Thạch Sanh đã đồng ý mà đâu biết rằng đó là đi thay chết cho Lý Thông. Vì tại đây có con chằn tinh, mỗi năm phải cống nạp cho nó một người và năm nay đã đến nhà Lý Thông.
Thế nhưng, trái ngược hoàn toàn với tính toán của Lý Thông. Bằng sự tài năng của mình, Thạch Sanh đã đánh bại chằn tinh và thu được về một cây cung vàng. Lúc này, Lý Thông tiếp tục lừa Thạch Sanh rằng đây là thú cưng của nhà vua và bảo chàng hay trốn đi thật kỹ.
Một hôm, chàng bắt gặp một con đại bàng đang cắp một cô gái bay ngang qua. Không chút chần chờ, chàng đã giương cung bắn trúng nó. Chàng đã lần theo vết máu và đến tận hang động của nó. Tuy nhiên, vì hang quá sâu nên chàng không thể vào cứu cô gái.
Thật trùng hợp, chàng gặp lại Lý Thông tại hội làng và biết hắn đang tìm một cô gái bị đại bàng bất đi. Không chút đắn đo, chàng đã đưa Lý Thông tới hang động và phối hợp để cứu người. Tuy nhiên, khi cứu được cô gái Lý Thông lại cho lấp cửa hang lại.
Không còn đường ra, chàng lê bước đi sâu vào trong hang. Lúc này, chàng gặp được con trai Thủy tề đang bị nhốt trong cũi sắt. Ngay lập tức, chàng đã cứu chàng trai ấy, được mời xuống thủy cung chơi và tặng cho cây đàn thần.
Chàng quay trở về túp lều của mình. Thế nhưng lại bị hồn chằn tinh cùng đại bàng cùng nhau hãm hại và bị bắt vào ngục giam. Trong ngục, để vơi đi nỗi buồn Thạch Sanh đã đem cây đàn ra chơi. Thần kỳ thay, tiếng đàn đã giúp công chúa khỏi bệnh, có thể nói cười trở lại. Thấy vậy, vua liền mời Thạch Sanh tới và tại đây mọi sự thật đều được hé lộ.
Mẹ con Lý Thông đã bị chừng phạt thích đáng về những tội ác mà mình gây ra. Dù được quyết định hình phạt thế nhưng Thạch Sanh đã lựa chọn tha thứ và cho mẹ con Lý Thông về quê tiếp tục sinh sống. Thế nhưng ông trời lại không tha thứ cho những hành động đó, hai mẹ con đã bị sét đánh và biến thành bọ hung.
Công chúa được hoàng thượng tứ hôn cho Thạch Sanh. Khi nghe tin, hoàng tử các nước vô cùng tức giận và đòi mang quân sang tấn công nước ta. Thạch Sanh đã dùng tiếng đàn khiến quân giặc bị đánh tan nhuệ khí. Sau đó, dùng niêu thần để thách đấu và chiến thắng dễ dàng.
Kết thúc của chuyện truyền thuyết Thạch Sanh
Qua truyền thuyết Thạch Sanh ta có thể thấy người hiền chắc chắn sẽ gặp hiền. Đây không chỉ là câu chuyện được ông bà kể khi còn nhỏ mà qua đây còn muốn dạy chúng ta nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống.