Thuyết minh về đền Hùng
Thuyết minh về đền Hùng
Bài viết dưới đây Cunghocvui sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ nội dung lý thuyết về bài thuyết minh về lễ hội đền Hùng!
Đề bài: Thuyết minh về di tích lịch sử đền Hùng
Khu di tích lịch sử đền Hùng dựng trên núi Nghĩa Lĩnh - nay thuộc xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội 94km về phía Bắc. Nơi đây, xưa là Quốc đô của Nhà nước Văn Lang, dưới quyền trị vì của 18 đời vua Hùng, đóng đô ở Phong Châu.
Khu di tích đền Hùng gồm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, lăng vua Hùng thứ 6, đền Giống ở phía Đông Nam dưới chân núi Nghĩa Lĩnh (vì trong đền có Giếng Ngọc, nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa là hai con gái của vua Hùng thứ 18 thường soi giếng để chải tóc, vấn khăn nên được gọi là đền Giếng). Từ đền Hạ, qua nhà bia bên gốc đại già, đi xuống chân núi ở mặt đông nam thì đến đền Giếng. Từ đền Hạ, tới đền Trung, tương truyền là nơi các vua Hùng bàn việc nước với quần thần. Từ đền Trung lên tới đền Thượng là nơi vua Hùng làm lễ trời, đất, núi, sông. Trước đền Thượng cổ một cột đá dựng lên bệ cao, được gọi là "đá thề". Tương truyền đây là nơi An Dương Vương Thục Phán đã nguyện đời đời tế tự các vua Hùng và giữ gìn cơ nghiệp họ Hùng để lại.
Phía bên đền Thượng là Lăng vua Hùng, tượng trưng cho Mộ Tổ. Tại đền Hạ, Hồ Chủ tịch đã nói chuyện với Bộ đội Sư đoàn 308 trước khi về tiếp quản. Thủ đô 10 - 1954, với câu nói nổi tiếng: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong khu di tích còn có nhà Bảo tàng Hùng Vương. Hội đền Hùng được mở vào ngày mồng mười tháng ba âm lịch.
Sang thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.
Khu di tích đền Hùng gồm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, lăng vua Hùng thứ 6, đền Giống ở phía Đông Nam dưới chân núi Nghĩa Lĩnh (vì trong đền có Giếng Ngọc, nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa là hai con gái của vua Hùng thứ 18 thường soi giếng để chải tóc, vấn khăn nên được gọi là đền Giếng). Từ đền Hạ, qua nhà bia bên gốc đại già, đi xuống chân núi ở mặt đông nam thì đến đền Giếng. Từ đền Hạ, tới đền Trung, tương truyền là nơi các vua Hùng bàn việc nước với quần thần. Từ đền Trung lên tới đền Thượng là nơi vua Hùng làm lễ trời, đất, núi, sông. Trước đền Thượng cổ một cột đá dựng lên bệ cao, được gọi là "đá thề". Tương truyền đây là nơi An Dương Vương Thục Phán đã nguyện đời đời tế tự các vua Hùng và giữ gìn cơ nghiệp họ Hùng để lại.
Phía bên đền Thượng là Lăng vua Hùng, tượng trưng cho Mộ Tổ. Tại đền Hạ, Hồ Chủ tịch đã nói chuyện với Bộ đội Sư đoàn 308 trước khi về tiếp quản. Thủ đô 10 - 1954, với câu nói nổi tiếng: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong khu di tích còn có nhà Bảo tàng Hùng Vương. Hội đền Hùng được mở vào ngày mồng mười tháng ba âm lịch.
Ngày 10 tháng Ba từ đó được dùng cho toàn quốc. Sau khi nền cộng hòa thành lập, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh, xem ngày 10 tháng Ba là một trong những ngày lễ chính thức của quốc gia, các công chức được nghỉ lễ có hường lương. Trong lễ Giỗ Tổ năm Bính Tuất (ngày 11 tháng 4 năm 1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Việt Nam học xá (nay là khu vực Trường Đại học bách khoa Hà Nội). Cũng trong ngày này, thừa ủy quyền Chủ tịch Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng thay mặt Chính phủ lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng, đã dâng 1 tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và 1 thanh gươm quý nhằm tế cáo với Tổ tiên về đất nước đang bị Pháp xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chế độ Việt Nam Cộng hòa cũng ghi nhận ngày 10 tháng Ba là ngày nghỉ lễ chính thức cho đến năm 1975.
Từ năm 2001, giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ. Từ năm 2007, ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ[6]. Lê hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng.v.v.
Sáng mồng mười có tế và rước cỗ, mỗi làng lân cận có một loại cỗ, riêng làng cổ Tích có tục lệ dâng lễ vật bằng bánh Giầy và ba loại xôi mùa (xôi trắng, xôi nhuộm đỏ và xôi tím). Trong lễ hội còn có lễ đánh trống đồng trên đền Thượng, lễ đốt đuốc ở đền Hạ và nhiều trò diễn dân tộc (đấu vật, đu tiên, múa kiếm...). Hội đền Hùng tà Quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Nhân dân mọi miền trẩy hội, hành hương về đất Tổ với tình cảm tưởng nhớ cội nguồn, tưởng nhớ các vua Hùng và Tổ tiên.
Trống có hoa văn trang trí phong phú và cách điệu hóa cao độ, trong đó có các loại hoa văn chủ đạo như hình ngôi sao mười hai cánh đường kính đến 20cm, tám con chim lạc dài 15cm bay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, hình người hóa trang cách điệu chỉ có mắt và lông công, thuyền v.v. Có thể quanh Hy Cương còn nhiều trống đồng chưa được phát hiện ra, nhưng với việc phát hiện trống lớn như một bằng chứng khảo cổ tại chân núi Nghĩa Lĩnh, cho thấy vị trí đặc biệt của Hy Cương và đền Hùng trong lịch sử dân tộc (trống lớn thường thuộc sở hữu của một vị tù trưởng hoặc thủ lĩnh rất lớn), là một trong những minh chứng khẳng định tính lịch sử của huyền thoại các vua Hùng.
Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền, ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ xưa. Ngày giỗ Hùng Vương đã được các triều đại phong kiến công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam. Đinh Bộ Lĩnh còn chọn ngày giỗ tổ Hùng Vương để lên ngôi Hoàng đế. Từ thời xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch; đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch và sung vào lính.
Sang thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.
Ngày 10 tháng Ba từ đó được dùng cho toàn quốc. Sau khi nền cộng hòa thành lập, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh, xem ngày 10 tháng Ba là một trong những ngày lễ chính thức của quốc gia, các công chức được nghỉ lễ có hường lương. Trong lễ Giỗ Tổ năm Bính Tuất (ngày 11 tháng 4 năm 1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Việt Nam học xá (nay là khu vực Trường Đại học bách khoa Hà Nội). Cũng trong ngày này, thừa ủy quyền Chủ tịch Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng thay mặt Chính phủ lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng, đã dâng 1 tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và 1 thanh gươm quý nhằm tế cáo với Tổ tiên về đất nước đang bị Pháp xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chế độ Việt Nam Cộng hòa cũng ghi nhận ngày 10 tháng Ba là ngày nghỉ lễ chính thức cho đến năm 1975.
Từ năm 2001, giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ. Từ năm 2007, ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ. Lễ hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng.v.v.
Với những gì mà Cunghocvui đã giúp các bạn khái quát nội dung về bài thuyết minh về khu di tích lịch sử đền Hùng trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong học tập!