Thuyết minh về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Thuyết minh về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Bài viết dưới đây Cunghocvui sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ nội dung lý thuyết về bài thuyết minh về tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn!
Đề bài: Thuyết minh về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Thơ văn yêu nước đầu thế kỷ XX đã khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước dù trong hoàn cảnh tù đày gian khổ, hiểm nguy vẫn luôn giữ vững tư thế hiên ngang, khí phách hào hùng và ý chí kiên định.
Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX có một bộ phận tuy không công khai nhưng đã được quần chúng văn học truyền nhau đọc. Đó là văn thơ yêu nước của các nhà cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc sáng tác.
Những áng văn chương cháy bỏng lòng yêu nước đã khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước dù trong hoàn cảnh tù đày gian khổ, hiểm nguy vẫn luôn giữ vững tư thế hiên ngang, khí phách hào hùng và ý chí kiên định con đường cứu nước. Có thể thấy rõ điều đó trong Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu); Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh) và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc).
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là hai lãnh tụ cách mạng kiên cường hồi đầu thế kỷ XX. Khi bị địch bắt, người thì bị giam trong nhà tù tử hình ở Hỏa Lò Hà Nội, người thì bị đày ra Côn Đảo. Nhưng nhà tù không lung lay được ý chí kiên cường của các ông. Ý chí kiên định lí tưởng được Phan Bội Châu thể hiện trong Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác còn được Nguyễn Ái Quốc khắc họa sâu sắc ở hình tượng Phan Bội Châu trong Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. Trong nhà giam tử tù ở Hỏa Lò, trước mọi lời tâng bốc, hứa hẹn, dụ dỗ của Va-ren, "dâng xả thân vì độc lập” ấy vẫn chẳng mảy may bị lay chuyển. Kể cả khi "bị chúng kết án tử hình vắng mặt và giờ đây đang bị (...) máy chém như một bóng ma-ám kề bên cổ" vẫn không xa rời lí tưởng cứu nước.
Nếu như Phan Bội Châu ung dung coi mình vẫn là bậc hào kiệt, phong lưu, coi việc vào tù chỉ là chốn dừng chân trên con đường sự nghiệp của mình "chạy mỏi chân thì hãy ở tù", thì Phan Châu Trinh lại khẳng định tới Côn Đảo để thỏa chí "làm trai". Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là hai lãnh tụ cách mạng kiên cường hồi đầu thế kỷ XX. Khi bị địch bắt, người thì bị giam trong nhà tù tử hình ở Hỏa Lò Hà Nội, người thì bị đày ra Côn Đảo. Nhưng nhà tù không lung lay được ý chí kiên cường của các ông. Ý chí kiên định lí tưởng được Phan Bội Châu thể hiện trong Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác còn được Nguyễn Ái Quốc khắc họa sâu sắc ở hình tượng Phan Bội Châu trong Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã tạc lên sừng sững hình tượng người anh hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt giữa đất trời quê hương:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Họ luôn coi thường mọi hiểm nguy, bị tù đày gian khổ nhưng vẫn luôn lạc quan, ung dung, tự tại, thể hiện một dũng khí của bậc anh hùng hào kiệt là tư thế đứng cao hơn kẻ thù, đạp lên tù đày hiểm nguy, kì vĩ như "những kẻ vá trời". Đứng giữa đất trời Côn Lôn hình ảnh người chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh càng trở nên cao đẹp hơn, với sức mạnh thần kì, ông biến lao động khổ sai thành công cuộc chinh phục vũ trụ dũng mãnh:
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Họ coi sự tra tấn, đánh đập của kẻ thù là việc "cỏn con" vẫn "mở miệng cười tan cuộc oán thù", ngạo nghễ thách thức kẻ thù. Nhà tù không làm nguội lạnh ý chí chiến đấu mà càng hun đúc lòng căm thù quân xâm lược, mài sắc chí chiến đấu.
Hình ảnh Phan Châu Trinh sừng sững giữa trời Côn Lôn kiêu hùng bao nhiêu thì hình ảnh Phan Bội Châu lại ung dung, oai vệ bấy nhiêu trước tên Toàn quyền Va-ren, một chính khách vô liêm sỉ, bỉ ổi nhất. Mặc cho hắn thao thao bất tuyệt, suốt từ đầu chí cuối cuộc đối mặt ông chỉ ngồi im như pho tượng. Ý chí kiên định lí tưởng được Phan Bội Châu thể hiện trong Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác còn được Nguyễn Ái Quốc khắc họa sâu sắc ở hình tượng Phan Bội Châu trong Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. Trong nhà giam tử tù ở Hỏa Lò, trước mọi lời tâng bốc, hứa hẹn, dụ dỗ của Va-ren, "dâng xả thân vì độc lập” ấy vẫn chẳng mảy may bị lay chuyển. Kể cả khi "bị chúng kết án tử hình vắng mặt và giờ đây đang bị (...) máy chém như một bóng ma-ám kề bên cổ" vẫn không xa rời lí tưởng cứu nước. Sự im lặng cứng cỏi khiến kẻ thù phải khiếp sợ: im lặng, dửng dưng của (Phan) Bội Châu suốt buổi gặp làm cho Va-ren sửng sốt cả người... và ông đã phá tan tành âm mưu mua chuộc của Va-ren, hắn phải thất bại và bẽ bàng rút lui và còn bị ông "ban" cho một nụ cười ruồi khác nào như bị nhổ vào mặt.
Nhà tù đế quốc dù tàn bạo, nham hiểm đến đâu cũng không bẻ gãy được bản chất kiên cường và lòng trung thành tuyệt đối của những "bậc thiên sứ" ấy. Họ coi nhà tù là nơi thử thách, nung nấu, tôi luyện ý chí cứu nước:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Mặc cho kẻ thù đe dọa, mua chuộc, Phan Bội Châu vẫn ôm một hoài bão kinh bang tế thế vĩ đại: "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế" và còn sống thì còn chiến đấu:
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu ngay hiểm sợ gì đâu.
Ý chí kiên định lí tưởng được Phan Bội Châu thể hiện trong Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác còn được Nguyễn Ái Quốc khắc họa sâu sắc ở hình tượng Phan Bội Châu trong Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. Trong nhà giam tử tù ở Hỏa Lò, trước mọi lời tâng bốc, hứa hẹn, dụ dỗ của Va-ren, "dâng xả thân vì độc lập” ấy vẫn chẳng mảy may bị lay chuyển. Kể cả khi "bị chúng kết án tử hình vắng mặt và giờ đây đang bị (...) máy chém như một bóng ma-ám kề bên cổ" vẫn không xa rời lí tưởng cứu nước.
Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX quả là đã tạc vào lịch sử vẻ đẹp hào hùng hình tượng các chiến sĩ cách mạng. Những hình tượng cao cả đó đã ghi vào lòng chúng em, cũng như bao thế hệ bạn đọc khác, tình yêu nước sắt son và thúc đẩy chúng em phải suy nghĩ và học hành nên người để tiếp bước cha anh.
Với những gì mà Cunghocvui đã giúp các bạn khái quát nội dung về thuyết minh Đập đá ở Côn Lôn trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong học tập!