Thực hành tiếng Việt bài 4 ngữ văn 6 Cánh Diều trang 78, 79
Thực hành tiếng Việt bài 4 ngữ văn 6 Cánh Diều trang 78, 79
Ở bài 4 thực hành tiếng Việt, chúng ta sẽ tìm hiểu về nghĩa của thành ngữ. Cùng CungHocVui soạn bài 4 thực hành tiếng Việt để chuẩn bị trước khi được học những kiến thức này ở trên lớp nhé!
Soạn bài 4 thực hành tiếng Việt
1. Giải thích nghĩa của các thành ngữ dưới đây:
a. “Lớn nhanh như thổi”
chỉ một tốc độ nhanh đến khó tin về sự phát triển kích thước cơ thể của Thánh Gióng, chẳng khác gì thổi mà nên hình dáng cao lớn ấy vậy.
b. “Hôi như cú mèo”
Chỉ mùi hôi của cơ thể được ví với cú mèo, một loài chim thường đi săn mồi vào ban đêm, trên người chúng có mùi hôi khó chịu.
c. “Cá chậu chim lồng”
Chỉ hoàn cảnh tù túng, cá trong chậu, chim trong lồng là những con vật được sự chăn nhốt của con người. Câu thành ngữ cho thấy trạng thái mất tự do, bí bách.
d. “Bể cạn non mòn”
Bể không thể cạn, non không thể mòn. hoặc phải tốn một khoảng thời gian rất lâu, hàng thế kỷ mới có thể thấy được sự ăn mòn, thay đổi của bể, non. Câu thành ngữ chỉ thời gian dài vô tận. Người ta thường nói thương nhau đến “bể cạn non mòn” đồng nghĩa với thương nhau mãi mãi.
e. “Buôn thúng bán bưng”
Chỉ những người buôn bán vất vả ngoài chợ. Câu thành ngữ chỉ những công việc lao động cực nhọc.
2. Một số câu thành ngữ có yếu tố so sánh:
“Chạy nhanh như cắt”: Rất nhanh, nhanh như chim cắt
“Khỏe như trâu”: Sức mạnh rất lớn được so với trâu
“Chậm như rùa”: Tốc độ cực kỳ chậm, ví như rùa
…
3. Một số câu thành ngữ có 2 vế tương ứng
“Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”: bệnh do miệng ăn bậy mà nên, họa do miệng nói bậy mà ra.
“Lo bạc râu, rầu bạc tóc” ý nói ưu phiền sẽ khiến con người bạc râu, bạc tóc, tiều tụy
“Chín người mười ý” ý nói mỗi người một quan điểm, khó mà dung hòa hết được
4. Ghép thành ngữ với ý nghĩa ở cột bên phải
1-e
Thả con săn sắt bắt con cá sộp- Bỏ mối lợi nhỏ để thu mối lợi lớn
2-d
Thả mồi bắt bóng- Bỏ cái có thực chạy theo cái hư ảo
3-b
Chuột sa chỉnh gạo- May mắn rơi vào hoàn cảnh sung túc
4-c
Buồn ngủ gặp chiếu manh- May mắn có được cái đang cần tìm
5-a
Bóc ngắn cắn dài - Làm ra ít tiêu pha nhiều
5. Tìm và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy
a. Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đông chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đên đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đền công ơn của Đáng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. (Nguyên Đăng Mạnh)
Dấu chấm phẩy dùng để bổ ngữ cho ý chính, ngoài ra dấu chấm phẩy được sử dụng để câu văn dễ hiểu tránh trường hợp có quá nhiều dấu phẩy trong một câu: “Khóc để nhớ đến đồng chí từng chia bùi, sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; … lý tưởng cao đẹp của thời đại”
b. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đô đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. (Bùi Mạnh Nhị)
Dấu chấm phẩy dùng để phân tách hai vế của câu văn: một câu nói về Lê Lợi, một câu nói về Nguyễn Huệ.
6. Viết đoạn văn về một tác giả hoặc tác phẩm em đã học.
Soạn bài 4 thực hành tiếng Việt
Tô Hoài là một cây bút xuất sắc của thể thoại truyện đồng thoại. Dế Mèn phiêu lưu ký là dấu son chói lọi trong sự nghiệp sáng tác của ông. Đến với Dế mèn phiêu lưu ký, bạn như được bé lại vừa bằng kích thước của những loài vật, để nghe, để nhìn, để cảm nhận thế giới loài vật đang sinh động diễn ra ngay trước mắt.