Đăng ký

Thực hành tiếng Việt bài 3 ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều trang 59, 60

Thực hành tiếng Việt bài 3 ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều trang 59, 60

       Ở bài 3 thực hành tiếng Việt, chúng ta sẽ tìm hiểu về nghĩa của từ và sự chuyển nghĩa của từ, từ mượn. Cùng CungHocVui soạn bài 3 thực hành tiếng Việt để chuẩn bị trước khi được học những kiến thức này ở trên lớp nhé!

Soạn bài 3 thực hành tiếng Việt

1. Xác định nghĩa của từ trong mỗi trường hợp dưới đây

Xác định nghĩa của từ Chân

a. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.

   “chân” trong câu này có nghĩa là chân người.

b.             Dù ai nói ngả nói nghiêng

         Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

    “chân” trong câu này có nghĩa là chân của đồ vật, cụ thể là chân kiềng, làm bằng sắt, thép hoặc gỗ.

c. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc.

    “chân” trong câu này là chân núi, chỉ phần dưới ngọn núi, chưa lên cao.

Xác định nghĩa của từ Chạy

a. Thằng Khìn chạy lon ton quanh sân...(Cao Duy Sơn)

     “chạy” trong câu này chỉ hành động của con người

b. Xe chạy chậm chậm (Nguyên Hồng)

     “chạy” trong câu này chỉ hoạt động của xe 

c. Vào Thanh Hóa đi tao chạy cho tiền tàu

     “chạy” trong câu này chỉ sự lo lắng, bao nuôi giữa người với người.

d. Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thức (Mộng Tuyết)

     “chạy” trong câu này chỉ độ dài và liên tục của bãi cát.

2. Tìm ba từ chỉ cơ thể người và sự chuyển nghĩa của từ đó

Tay: bàn tay, tay cầm

Miệng: miệng người, miệng cốc, miệng chai

Đầu: đầu óc, đầu tàu, đầu xe,...

3. Xác định từ đa nghĩa và từ đồng âm

a. 

             Quýt nhà ai chín đỏ cây

         Hỡi em đi học hây hây má tròn

                                             (Tố Hữu)

         Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

                                             (Tục ngữ)

   “chín” trong câu đầu chỉ trạng thái của trái cây

   “chín” thứ nhất trong câu thứ hai: nghề cho chín có nghĩa là trạng thái thạo nghề, làm giỏi 

   “chín” thứ hai trong câu hai: chín chỉ con số 9.

Từ chín ở đây là từ đa nghĩa.

b.

Câu thứ 1: Nhanh như cắt, rùa há miệng, đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước (Sự tích Hồ Gươm)

 

Câu thứ 2:

                 Việc làm khắp chốn cùng nơi

             Giục đi cắt cỏ vai tôi đã mòn

                                       (Ca dao)

Câu thứ 3: Bài viết bị cắt một đoạn

Câu thứ 4: Chúng cắt lượt nhau suốt ngày vào cà khịa làm Trũi không chịu được

   “cắt” trong câu 1 chỉ tốc độ, rất nhanh, nhanh không kịp nhìn thấy. Cắt ở đây là một loại chim có tốc độ bay rất nhanh.

   “cắt” trong câu 2 chỉ hành động dùng kéo chia nhỏ sự vật

   “cắt” trong câu 3 chỉ hành động tách đoạn trong văn bản

   “cắt” trong câu 4 chỉ hành động tranh giành nhau

Vậy từ cắt ở đây là từ đồng âm. Vì chúng đều mang một ý nghĩa riêng.

4. Tìm các từ mượn và đối chiếu với nguyên dạng

a. Tiếng Anh: ô tô (oto)

b. Tiếng Trung: lộ phí 

c. Tiếng Pháp: Tuốc nơ vít (tournevis)

d. Tiếng Anh: ti vi (television) 

e. Tiếng Anh: kết (kepi), các tông (carton)

5. Theo em có thể thay thế các từ mượn trong những câu ở bài tập 4 bằng các từ gốc Việt không? Vì sao?

Theo em, không thể thay thế các từ trên bằng các từ thuần việt, vì nghĩa của từ sẽ bị lệch đi, hoặc nếu muốn diễn tả rõ ý thì sẽ khiến câu văn trở nên dài dòng.

6. Viết đoạn văn trình bày nghĩa của từ “ngọt”

Soạn bài 3 thực hành tiếng Việt

         Gợi ý: Ngọt phải được cảm nhận qua năm giác quan. Đó là vị ngọt từ vị giác của dòng sữa mẹ, của mật ngọt, của trái ngọt,... Đó còn là những câu nói ngọt ngào dễ nghe thốt ra từ những người thông minh, tinh tế. Đó còn là mùi ngọt ngào mà ta ngửi thấy bằng mũi. Ngọt còn được cảm nhận bằng mắt, khi ta nhìn thấy nắng hôm nay thật ngọt. 

 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe