Đăng ký

Thực hành tiếng Việt bài 1 ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều trang 41

Thực hành tiếng Việt bài 1 ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều trang 41

   Thực hành Tiếng Việt trong bộ sách cánh diều là phần bài học dạy cho các em ngữ pháp tiếng Việt, cách sử dụng đúng ngữ pháp. Cùng CungHocVui soạn bài 2 thực hành tiếng Việt để chuẩn bị trước khi được học những kiến thức này ở trên lớp nhé!

Soạn bài 2 thực hành tiếng Việt

1. Tìm và nêu tác dụng của các từ láy được sử dụng trong hai đoạn thơ bên dưới:

a. “Bàn tay mang phép nhiệm mầu"

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”

- Từ láy: chắt chiu, dãi dầu

- Tác dụng: Chắt chiu và dãi dầu là 2 từ láy miêu tả nỗi khổ cực, vất vả của người mẹ khi bươn chải cuộc sống nuôi nấng con khôn lớn. Từ láy được sử dụng trong câu thơ nhằm miêu tả cụ thể và gợi hình, gợi cảm hơn.

b. “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

- Từ láy: nghẹn ngào, rưng rưng

- Tác dụng: Nghẹn ngào và rưng rưng là những từ láy miêu tả tâm trạng của người con. Tác dụng của việc sử dụng hai từ láy này trong câu thơ là làm cho những cảm xúc của nhà thơ được sinh động. Hai từ láy được đặt ở đầu câu càng nhấn mạnh hơn cảm xúc của đứa con khi nghĩ về tình yêu thương với mẹ mình.

2. Tìm và nêu tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây:

a. “Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi

À ơi này cái mặt trời bé con”

- Ẩn dụ: “cái trăng vàng”, “cái trăng tròn”, “cái trăng”, “cái mặt trời bé con” chỉ em bé

- Tác dụng: Đây là phép ẩn dụ lấy tính chất của sự vật hiện tượng để gọi tên sự vật hiện tượng, cụ thể ở đây là gọi tên em bé. Em bé cũng như vầng trăng, mặt trời, là những thứ xinh đẹp, tròn và trong trắng, quý giá đối với mẹ, em cũng như một ánh sáng ấm áp đối với cuộc đời mẹ. 

Tác dụng của việc sử dụng phép tu từ ẩn dụ trong trường hợp này là giúp cho việc miêu tả em bé trở nên gợi hình, gợi cảm và thể hiện tình yêu thương âu yếm, trân trọng của mẹ đối với đứa con bé bỏng.

3. Giải thích phép tu từ ẩn dụ (so sánh ngầm) trong các câu dưới đây:

a. “cái khuyết tròn đầy”

Đây là biện pháp ẩn dụ (so sánh ngầm), lấy hình ảnh mặt trăng chỉ em bé. Khuyết - tròn đầy là tính chất thường chỉ mặt trăng (trăng khuyết - trăng tròn) nay được lấy để nói về hình ảnh em bé. Ý chỉ giấc ngủ của em bé tròn đầy. Phép ẩn dụ này có tác dụng khiến ngôn ngữ của bài thơ trở nên gợi cảm và sinh động.

b. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là phép so sánh ngầm 

Soạn bài 2 thực hành tiếng Việt

- quả: chỉ những công ơn mà cong người được người khác giúp đỡ

- kẻ trồng cây: chỉ những người thiện lành đi giúp ích cho người khác

- Ý nghĩa: Khi con người nhận được sự giúp đỡ của người khác thì phải nhớ lấy công ơn của người đã giúp mình.

c. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

- mực: chỉ những yếu tố xấu ở ngoài xã hội

- đèn: chỉ những thứ tốt đẹp, trong sáng đáng học tập

- đen - sáng: chỉ tính cách, đức tính, cách sống của mỗi người

- Ý nghĩa: Hoàn cảnh sống có ảnh hưởng đến tính cách của con người: Khi tiếp xúc với những người, những yếu tố xấu thì bản thân cũng bị ảnh hưởng bởi tính xấu đó, dần dần mai một đi. Ngược lại, khi được sống, tiếp xúc với những điều hay lẽ phải, điều tốt đẹp, con người sẽ trở nên tốt hơn. 

4. Viết đoạn văn về tình cảm gia đình có sử dụng phép ẩn dụ

“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Để có cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, một phần lớn công lao đến từ ông bà, cha mẹ, những người đã hy sinh cuộc đời của họ để con con cháu có cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, cho dù bạn có thành công như thế nào cũng không nên quên đi tổ tông của mình.

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe