Đăng ký

Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)- soạn văn 7

2,019 từ Văn mẫu

Câu 1. Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:

   a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của bài thơ.

    Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.

    Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,… đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,…

                                                                                              (Theo Nguyễn Đăng Mạnh)

   b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì… […]. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

                                                                                      (Theo Trái tim có điều kì diệu)

    a) Trạng ngữ: “kết hợp những bài này lại” chỉ cách thức diễn ra sự việc

        Trạng ngữ: “ở loại bài thứ nhất” chỉ nơi chốn

        Trạng ngữ: “ở loại bài thứ hai” chỉ nơi chốn

   b) Trạng ngữ: "Lấn đầu tiên chập chừng bước đi” chỉ thời gian.

       Trạng ngữ: “Lần đầu tập bơi” chỉ thời gian

       Trạng ngữ: “Lần đầu tiến chơi bóng bàn” chỉ thời gian.

      Trạng ngữ: “Lúc còn học phổ thông” chỉ thời gian.

Câu 2. Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành.

   a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 1972.

                                                                                        (Theo báo Văn nghệ)

   b) Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn

                                                                                                            (Anh Đức)

   Những trường hợp trạng ngữ được tách thành câu riêng:

   a)  - “Năm 72”   (nhằm nhấn mạnh ý về thời gian).

   b) - “Trong lúc tiếng dờn vấn khấc khoải vàng lèn những chữ dờn li biệt bồn chồn”  (nhằm thể hiện một tình huống dạt dào cảm xúc). 

Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Chỉ ra trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy.

    - Từ khi còn thơ bé, em đă nằm lắng nghe tiếng mẹ ru êm. Những hình ảnh “con cò bay lả, bay la”, những từ ngữ “gập ghềnh, lắt lẻo” đã dần dần in sâu vào tâm trí em.

   Lớn lên, em được đi học và mỗi năm lên một lớp cao hơn. Qua sách giáo khoa, qua các bài giảng của thầy, qua sách báo đọc thêm, em đã thuộc bao nhiêu là câu văn hay, câu thơ đẹp:

   “Tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn lên những tòa nhà cao tầng của thành phố khiến chúng trò nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương... Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. Ánh đèn từ muôn ngàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng đài truyền hình có vẻ bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời đang chầm chậm lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại”. 

               (Trích bài “Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Mạnh Tuấn)

           -                 Cô kia tát nước bên đàng

                     Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

                                                                       (Ca dao)

        -                   Cỏ non xanh rợn chân trời

                   Cành lễ trắng điểm một vài bông hoa

                                                                   (Truyện Kiều)

      -                     Trăm cô gái tựa tiên sa

                 Múa chàng đồi với chàng ba rập rình

                         Đêm đêm tiếng thậm, tiếng thình

              Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non

(Trích bài thơ "Qua Thậm Thình” của Nguyền Bùi Vợi)

   Càng ngày em càng hiểu ra tiếng Việt của mình thật là giàu và đẹp làm em càng yêu quý tiếng việt như yêu quý cảnh bờ sông, đồng lúa quê em.

   Các trạng ngữ đã dùng:

   - " Từ khi còn thơ bé” chỉ thời gian.

   - “Lớn lên” chỉ thời gian.

   - “Qua sách giáo khoa”, qua các bài giảng của thầy, qua sách báo đọc thêm chỉ các phương tiện.

   Các trạng ngữ này cần có để chỉ rõ thời gian đã xảy ra sự việc. Có trạng ngữ còn chỉ ra các phương tiện học tập.