Soạn bài: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1. Đọc đoạn thơ
2. Nghĩa của từ chân
- Chỉ bộ phận trên cơ thể con người, con vật, dùng để đỡ cơ thể
- Bộ phận phía dưới cùng của cây cối
- Địa vị, chức vị của một người
3. Những từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân
- Từ “mũi”
+ Bộ phận nhô lên ở giữa mặt của người và động vật, chức năng hô hấp
+ Phần đất liền nhô ra biển: mũi đất
+ Phần nhọn ở đồ vật: mũi dao, mũi kéo, mũi thuyền
4. Những từ có một nghĩa:
Nhà, cây, vui, buồn…
1. Mối liên hệ giữa các từ chân:
- Các từ có chung nét nghĩa: dùng để đỡ cơ thể và di chuyển
2. Một từ thường được dùng với 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa chuyển
3. Trong bài Những cái chân, từ chân được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
Bài 1 (trang 56 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ba từ chỉ bộ phận con người và sự chuyển nghĩa của chúng:
- Từ mắt: mắt na, mắt dứa, mắt võng, mắt cây, mắt lưới….
- Từ mũi: mũi thuyền, mũi dao, mũi đất, mũi quân
- Từ tay: tay ghế
- Từ cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ áo
Bài 2 (trang 56 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Một số từ ngữ dùng để chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa thành từ ngữ chỉ bộ phận trên cơ thể người:
- Lá: lá phổi, lá lách, lá gan
- Quả: quả tim, quả thận
Bài 3 (trang 56 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Chuyển từ chỉ sự vật thành chỉ hành động
- Cái cuốc- cuốc đất
- Chiếc bào- bào gỗ
- Hạt muối- muối dưa
b, Chỉ hành động chuyển thành chỉ sự vật:
- Bó cỏ- một bó cỏ
- Nắm cơm- ba nắm
- Bơm xe- cái bơm
Bài 4 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng.
- Là bộ phận trên cơ thể người hoặc động vật chứa ruột và dạ dày
- Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ đối với người, với việc nói chung
→ Cùng một từ có nhiều ý nghĩa khác nhau: nghĩa gốc và nghĩa chuyển
b, Nghĩa của từ bụng trong những kết hợp sau:
- Ăn cho ấm bụng ( bụng: bộ phận cơ thể người, động vật chứa ruột và dạ dày)
- Anh ấy tốt bụng ( bụng: biểu tượng của ý nghĩ, tình cảm sâu kín đối với người, việc
- Chạy nhiều bụng chân săn chắc (bụng phần phình to ra ở một số động vật)