Đăng ký

Soạn bài Thánh Gióng ngắn gọn chân trời sáng tạo

Soạn bài Thánh Gióng ngắn gọn chân trời sáng tạo

Cùng CungHocVui theo dõi bài soạn Thánh Gióng chân trời sáng tạo ngắn gọn, đủ ý dưới đây để hiểu rõ hơn về bài học, chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp và đạt kết quả học tập tốt hơn.

Em nghĩ thế nào về một cậu bé ba tuổi bỗng trở thành một tráng sĩ?

     Một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là vô cùng kỳ lạ, điều đó chứng tỏ đây là một vị anh hùng, một con người phi thường.

Câu hỏi 1 trang 21 sgk ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

     Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo cậu sẽ là người phi thường. Tạo nên những kỳ tích, chiến công mà người thường không thể làm được.

Câu hỏi 2 trang 21 sgk ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

     Ý nghĩa khi thay đổi lời kể từ "chú bé” thành "tráng sĩ": Thể hiện mong ước về một người anh hùng của nhân dân ta. Giúp đánh đuổi giặc ngoại xâm trong tình thế vô cùng cấp bách. Qua đó cũng đòi hỏi chính nhân dân ta phải vươn lên tầm vóc phi thường để bảo vệ lãnh thổ.

Câu hỏi 3: 

Ý nghĩa những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng chính là:

  • Sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào

  • Mong ước về một người anh hùng mạnh mẽ, bảo vệ chính nghĩa, giúp dân giúp nước..

III. Suy ngẫm và phản hồi

Câu hỏi 1: Những chi tiết kỳ ảo trong Thánh Gióng:

- Sự ra đời và lớn lên của Gióng

  • Ra đời một cách kỳ lạ: người mẹ ướm chân và thụ thai, sau 12 tháng mới sinh được, nhưng cậu bé dù lên ba vẫn không biết nói cười, đặt đâu nằm đấy.

  • Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nghe sứ giả đi tìm người tài cứu nước.

  • Gióng lớn nhanh như thổi, ăn không no, áo vừa mặc đã không vừa nên bà con phải góp gạo nuôi Gióng.

- Gióng ra trận giành chiến thắng

  • Vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ.

  • Ngựa phun ra lửa, tráng sĩ ra trận đánh giết giặc.

  • Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ cây tre giết giặc.

- Gióng bay về trời:

  • Gióng và ngựa lên đỉnh núi, bỏ áo giáp sắt rồi từ từ bay về trời.

Câu hỏi 2: 

Gióng nghe sứ giả tìm người tài cứu nước, đã nói “Mẹ ra mời giá giả vào đây”. Sau đó, nói với sứ giả "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

Sứ giả kinh ngạc vì một đứa trẻ lên ba không biết nói cười bỗng cất tiếng nói quá đỗi kì lạ. Nhưng ông cũng mừng rỡ vì đã có người tài nhận nhiệm vụ cứu nước trong tình thế cấp bách.

Câu hỏi 3:

Trả lời: 

  • Trước khi Gióng thành tráng sĩ ra trận đánh giặc: cậu bé, chú bé, đứa bé, đứa trẻ.

  • Sau khi thành tráng sĩ: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương.

Câu hỏi 4: 

- Từ được lặp lại nhiều nhất là “tráng sĩ”.

Qua đso nhấn mạnh quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng. Phải là người có tầm vóc to lớn, sức mạnh cường tráng, chí khí mạnh mẽ và phải lập được chiến công.

Câu hỏi 5: 

Nhân vật trong truyền thuyết thường xuất hiện để thực hiện những nhiệm vụ lớn lao.

Thánh Gióng cũng vậy. Nhiệm vụ chính là đánh đuổi giặc, bảo vệ sự bình yên cho dân tộc.

Câu hỏi 6: 

Em không đồng ý vì những dấu tích cuối truyện chính là những di sản và được Thánh Gióng để lại. Những di tích này thể hiện sự biết ơn, trân trọng, niềm tự hào và mong ước của nhân dân về người anh hùng dân tộc.

Câu hỏi 7: 

Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta vì:

Khi có giặc ngoại xâm cướp nước, nhân dân ta sẵn sàng đứng ra cứu nước. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc, cũng chính là tình yêu nước nồng nàn luôn hiện hữu trong lòng mỗi người dân.

Chi tiết Gióng được bà con góp gạo nuôi lớn là biểu hiện của tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong cuộc chiến chống ngoại xâm. Qua đó thể hiện, Gióng chính là hình tượng người anh hùng, là tiêu biểu của lòng yêu nước và ý thức đánh giặc của nhân dân ta.

Đó là cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng trong chương trình sách mới Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!

shoppe