Soạn bài Thánh Gióng Chân trời sáng tạo| Văn 6 mới
Soạn bài Thánh Gióng Chân trời sáng tạo
Thánh Gióng là một bài học có trong bộ sách Chân trời sáng tạo - bộ sách mới nằm trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng dưới đây, hi vọng học sinh sẽ nắm rõ bài học hơn trong chương trình học tập mới này!
Soạn Thánh Gióng Chân trời sáng tạo- Soạn văn 6 mới
I. Chuẩn bị đọc bài Thánh Gióng
Câu hỏi: Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ
Trả lời: Một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là vô cùng kỳ lạ, điều đó chứng tỏ đây là một vị anh hùng, một con người phi thường.
II. Trải nghiệm cùng văn bản và soạn bài Thánh Gióng Chân trời sáng tạo
Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?
Trả lời: Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một người phi thường, có thể tạo nên kỳ tích, lập được chiến công
Từ "chú bé" được thay bằng từ "tráng sĩ" khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?
Từ “chú bé” ra đời một cách kỳ lạ, không biết nói biết cười, nhưng khi đất nước lâm vào cảnh nguy khốn, giặc ngoại xâm tàn phá, “chú bé” ấy bỗng lớn nhanh như thổi, chỉ trong phút chốc vươn vai trở thành “tráng sĩ”. “Tráng sĩ” là từ dùng để chỉ những người mạnh mẽ, cường tráng, hay lập công trạng, làm nên việc lớn.
Qua lối kể trên, nhân dân ta đã thể hiện ước mong về một người anh hùng mạnh mẽ, có thể thực hiện được nhiệm vụ cấp bách mà hoàn cảnh đất nước đặt ra. Sự lớn lên một cách kỳ lạ, phi thường của Gióng chính là cách đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Cũng đồng nghĩa với việc, khi lịch sử đặt ra tình thế cấp bách, đòi hỏi dân tộc phải vươn lên một tầm vóc phi thường để bảo vệ chu toàn cho lãnh thổ.
Soạn bài Thánh Gióng Chân trời sáng tạo
Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?
Trả lời: Những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng chính là sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và cũng là mong ước về một người anh hùng mạnh mẽ, bảo vệ chính nghĩa, giúp dân giúp nước. Bên cạnh đó, chi tiết này cũng giải thích được những sự kiện và địa điểm lịch sử ở nước ta.
III. Suy ngẫm và phản hồi- Soạn bài Thánh Gióng Chân trời sáng tạo Soạn văn 6 mới
Liệt kê những chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?
- Sự ra đời và lớn lên của Gióng
-
Ra đời một cách kỳ lạ: người mẹ ướm chân và thụ thai, sau 12 tháng mới sinh được, nhưng cậu bé dù lên ba vẫn không biết nói cười, đặt đâu nằm đấy.
-
Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nghe sứ giả đi tìm người tài cứu nước.
-
Gióng lớn nhanh như thổi, ăn không no, áo vừa mặc đã không vừa nên bà con phải góp gạo nuôi Gióng.
- Gióng ra trận giành chiến thắng
-
Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ.
-
Ngựa phun ra lửa, tráng sĩ ra trận đánh giết giặc.
-
Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ cây tre giết giặc.
- Gióng bay về trời:
- Gióng và ngựa lên đỉnh núi, bỏ áo giáp sắt rồi từ từ bay về trời.
Nhân vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả "vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ"?
Trả lời:
Gióng nghe sứ giả tìm người tài cứu nước, đã nói “Mẹ ra mời giá giả vào đây”. Sau đó, nói với sứ giả "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ vì sự việc một đứa trẻ lên ba không biết nói cười bỗng cất tiếng nói quá đỗi kì lạ. Nhưng ông cũng vô cùng mừng rỡ vì đã có người tài nhận nhiệm vụ cứu nước trong tình thế cấp bách.
Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng "vươn vai" thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?
- Trước khi Gióng thành tráng sĩ ra trận đánh giặc: cậu bé, chú bé, đứa bé, đứa trẻ.
- Sau khi thành tráng sĩ: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương.
Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?
- Từ được lặp lại nhiều nhất là “tráng sĩ”.
=> Thể hiện quan niệm của nhân dân ta về hình tượng người anh hùng: phải có tầm vóc to lớn, sức mạnh cường tráng, chí khí mạnh mẽ và lập được chiến công.
Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?
Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện để thực hiện nhiệm vụ lớn lao.
Gióng cũng vậy và nhiệm vụ của Gióng là đánh đuổi giặc, bảo vệ sự bình yên cho dân tộc.
Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời". Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?
Em không đồng ý với ý kiến trên.
Vì những dấu tích cuối truyện chính là những di sản và được Thánh Gióng để lại. Nó thể hiện sự biết ơn, trân trọng, niềm tự hào và mong ước của nhân dân về người anh hùng dân tộc.
Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta.
Khi dân tộc gặp cảnh ngoại xâm cướp nước, nhân dân ta sẵn sàng đứng ra cứu nước.
Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc, cũng chính là tình yêu nước nồng nàn luôn hiện hữu trong lòng mỗi người dân.
Chi tiết Gióng được bà con góp gạo nuôi lớn chính là biểu hiện của tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong cuộc chiến chống ngoại xâm.
Vì thế, Gióng chính là hình tượng người anh hùng, là tiêu biểu của lòng yêu nước và ý thức đánh giặc của nhân dân ta.
Đó là cách soạnbài Thánh Gióng trong chương trình sách ngữ văn 6 mới Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!