Đăng ký

Soạn bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự (siêu ngắn)

1,235 từ Soạn bài

1. Sự việc trong văn tự sự.

a.

Sự kiệnÝ nghĩa
Vua Hùng kén rểSự việc khởi đầu
Vua Hùng ra điều kiện kén rểSự việc phát triển
Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn
Sơn Tinh đến trước lấy được vợ
Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.Sự việc cao trào
Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh rút về
Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.Sự việc kết thúc.

Mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện: Sự việc trước là nguyên nhân của sự việc sau, sự việc sau là kết quả của sự việc trước và là nguyên nhân của sự việc sau nữa, cứ thế tiếp diễn.

- Mối quan hệ có thể khái quát như sau: Chuỗi sự vật sự việc này → chuỗi sự vật sự việc kia → sự việc kết thúc thể hiện một ý nghĩa.

b.

- Sự việc do ai làm (nhân vật) : Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Việc xảy ra ở đâu (địa điểm) : Phong Châu đất của Vua Hùng.

- Lúc nào (thời gian) : Hùng Vương thứ 18.

- Nguyên nhân: Thủy Tinh không lấy được Mị Nương.

- Diễn biến: Thủy Tinh đánh Sơn Tinh.

- Kết quả: Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.

- Không thể xóa bỏ thời gian và địa điểm vì nếu bỏ truyện sẽ mất đi tính thuyết phục.

- Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là cần thiết vì đó là nguyên nhân Sơn Tinh được vua chọn làm rể.

- Việc Thủy Tinh nổi giận là có lý vì:

     + Không lấy được Mị Nương (đến sau)

     + Vua thiên vị Sơn Tinh (Sính lễ vua yêu cầu chỉ có trên mặt đất.)

- Không nên bỏ đi sự kiện Vua Hùng kén rể, bởi đây là sự kiện để hai chàng trai tranh tài.

c. Sự việc thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh:

- Sơn Tinh được kể trước, được giới thiệu “có tài lạ”, lấy được vợ và chiến thắng.

- Sơn Tinh thắng Thủy Tinh 2 lần và mãi mãi là chi tiết giàu ý nghĩa:

     + Đây là chiến thắng tất yếu.

     + Chiến thắng của Sơn Tinh cũng chính là chiến thắng của nhân dân trong phòng chống thiên tai.

- Không thể để cho Thủy Tinh chiến thắng Sơn Tinh vì Thủy Tinh là biểu hiện của sự hủy diệt.

- Không thể xóa bỏ chi tiết “hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước” vì đó là sự lý cho việc xuất hiện của lũ lụt.

2. Nhân vật trong văn tự sự.

a.Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh:

- Sơn Tinh và Thủy Tinh là nhân vật chính và có vai trò quan trọng nhất.

- Sơn Tinh, Thủy Tinh được nhắc tới nhiều nhất.

- Vua, Mị Nương và các lạc thần là các nhân vật phụ nhưng rất cần thiết, không thể bỏ được.

b. Nhân vật trong truyện kể.

Nhân vậtTên gọiLai lịchTài năngViệc làm
Vua HùngVua Hùngđời vua thứ mười tám kén rể, bàn bạc với Lạc hầu
Sơn TinhSơn Tinhvùng núi Tản Viênvẫy tay… dời núi, tìm được lễ vật trướccầu hôn, ngăn lũ
Thủy TinhThủy Tinhmiền biểnhô mưa gọi giócầu hôn, dâng nước gây lũ
Mị NươngMị Nươngcon gái Vua Hùngđẹp người đẹp nếttheo Sơn Tinh về
Lạc hầuLạc hầu bàn bạc

Bài 1 (trang 38 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Nhân vậtViệc làm
Vua Hùngkén rể, bàn bạc với Lạc hầu
Sơn Tinhcầu hôn, ngăn lũ
Thủy Tinhcầu hôn, dâng nước gây lũ
Mị Nươngtheo Sơn Tinh về
Lạc hầubàn bạc

a.- Nhân vật chính đóng vai trò trong việc thể hiên tư tưởng tác phẩm.

- Nhân vật phụ góp phần làm cho nhân vật chính phát triển.

b. Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn, Sơn Tinh đem sính lễ đến trước rước được Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau tức giận bèn đuổi đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh và Thủy Tinh đanh nhau ròng rã cuối cùng Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút về. Hằng năm Thủy Tinh dâng nước gây lũ để trả thù Sơn Tinh.

c.Tên truyện được đặt theo tên nhân vật chính. Nếu đổi tên truyện bằng các tên khác sẽ khó phân biệt được nhân vật chính và không thỏa đáng.

Bài 2 (trang 38 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Với nhan đề” Một lần không vâng lời” em sẽ kể truyện theo trình tự sau:

- Tên sự việc.

- Do ai làm

- Việc xảy ra ở đâu

- Vào thời gian nào?

- Nguyên nhân

- Diễn biến

- Kết quả.