Đăng ký

Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản - Ngắn gọn nhất

842 từ Soạn bài

I. Các bước tạo lập văn bản:

1. Người ta có nhu cầu tạo lập ra văn bản khi: người ta muốn giao tiếp.

   Điều thôi thúc người ta viết thư là để  trình bày, giải thích, giới thiệu, đề bạt một nguyện vọng gì đó.

2. Phải xác định rõ: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào?

3. Sau khi xác định 4 vấn đề trên, ta cần phải tìm ý và sắp xếp một cách có trật tự các ý đó.

4. Chỉ có ý và dàn bài thì chưa tạo thành văn bản. Văn bản cần đạt được những yêu cầu sau: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát với bố cục…

5. Có thể coi văn bản cũng là một sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành. Khi kiểm tra, cần chú ý:

- Kiểm tra xem văn bản viết cho ai? Để làm gì? Về cái gì và như thế nào?

- Kiểm tra xem tìm ý và sắp xếp đã rành mạch, hợp lí chưa?

- Kiểm tra xem cách diễn đạt đã có lên kết và có mạch lạc, trong sáng chưa?

- Xem có cần phải sửa chữa gì ko?

II. LUYỆN TẬP:

1.

a. Điều mà em nói rất cần thiết.

b. Em đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai. Việc quan tâm ấy có ảnh hưởng đến dùng từ (viết cho bạn có thể dùng từ ngữ suồng sã, hàng ngày còn viết cho thầy, cô giáo nên dùng nhưng từ lịch sự, trang trọng).

c. Em có lập dàn bài khi làm văn. Nếu xây dựng bố cục tốt và chi tiết thì bài văn viết các ý sẽ liên kết chặt chẽ và hay hơn.

d. Sau khi hoàn thành bài văn, em hay kiểm tra lại bài. Việc kiểm tra, sửa chữa bài viết có tác dụng tìm ra các lỗi sai và sửa để bài viết hoàn chỉnh hơn nữa.

2.

a. Nếu bạn chỉ kể lại việc mình đã học như nào và thành tích đạt được thì như vậy các bạn sẽ không rút ra được kinh nghiệm học tập để học hỏi theo.

b. Bạn nên xác định rõ là việc bạn báo cáo kinh nghiệm học tập là để cho các bạn theo đó có những kế hoạch học tập khác giúp các bạn tốt lên nên bạn phải xưng là tôi với các bạn.

3.

a. Dàn bài không cần viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp, không cần liên kết chặt chẽ.

b. Phân biệt mục lớn nhỏ bằng cách đặt các số La Mã, hay là bằng số, chữ cái…

   Muốn biết các mục đã đủ ý chưa thì ta cần phải xem xét luận điểm lớn đã có đầy đủ những luận cứ để chứng minh, giải thích cho chưa.

4. Viết cho bố nói về nỗi ân hận:

   Bước 1: Định hướng:

- Nội dung: thanh minh và xin lỗi

- Đối tượng: viết cho bố

- Mục đích: để bố hiểu và tha thứ lỗi lầm.

   Bước 2: Xây dụng bố cục:

- Mở bài: Lí do viết thư

- Thân bài: thanh minh và xin lỗi

- Kết bài: Lời hứa không bao giờ tái phạm.

   Bước 3: Diễn đạt thành lời văn

   Bước 4: Kiểm tra.