Đăng ký

Soạn bài Lòng yêu nước đầy đủ nhất - Ngữ văn lớp 6 tập 2

1,124 từ Soạn bài

Với bài Lòng yêu nước của tác giả l-li-a Ê -ren-bua, Cunghocvui xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Lòng yêu nước đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

     Bố cục:

   Văn bản Lòng yêu nước được chia làm 2 phần như sau:

Phần 1: Từ đầu... lòng yêu Tổ Quốc

Nội dung: Nêu ra chân lí của của lòng yêu nước là phải yêu từ những vật tầm thường nhất

Phần 2: Còn lại

Nội dung: Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước

lòng yêu nước

Xem thêm Lòng yêu nước - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Phát biểu cảm nghĩ về bài Lòng yêu nước của I-li-a Ê-ren-bua

Câu 1 (Trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

- Đại ý của bài văn:

Bài văn lý giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt đầu từ tình yêu, từ những gì thân thuộc, gần gũi, tình yêu gia đình, xóm làng, miền quê. Và lòng yêu nước càng được bộc lộ một cách sâu sắc nhất, mãnh liệt nhất khi đất nước có giặc ngoại xâm.

Câu 2 (Trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đoạn văn nêu ra chân lí của lòng yêu Tổ Quốc 

a) Câu mở đầu đoạn văn trên là: “Lòng yêu nước ban đầu.... hơi rượu mạnh" - câu mở đầu đã nêu khái quát nội dung của toàn đoạn

Câu cuối đoạn: "Lòng yêu nhà.... yêu Tổ Quốc'' - kết lại vấn đề được nêu ra

b) Đoạn văn trên được viết theo cấu trúc kết hợp giữa đoạn văn Tổng - phân - hợp và kết cấu diễn dịch. Cách kết hợp này cho thấy sự sáng tạo của người viết. Nó được thể hiện như sau:

- Câu 1: Nửa đầu nêu ý khái quát, nửa sau tác giả lấy ví dụ cụ thể để chứng minh cho nhận định trên

- Câu 2: Tác giả khái quát một khía cạnh quan trọng khác của tư tưởng chủ đề: lòng yêu nước

- Câu 3: Vừa triển khai ý của hai câu trên, tác giả vừa nêu tiếp một nhận định mới về lòng yêu quê hương, yêu đất nước.

Câu 3 (Trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Nhớ đến quê hương, người dân Xô – viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình, đó là những vẻ đẹp:

- Người vùng Bắc thì nhớ đến cánh rừng bên dòng sông Vina hay miền Xu – cu – nô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng “cô  nàng” gọi đùa người yêu.

- Người xứ U-crai-na thì nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh,…

- Người xứ Gru-di-a thì ca tụng khí trời của núi cao, những tảng đá sáng rực, vị mát của nước đóng thành băng rượu vang cay sẽ tu trong bọc đựng rượu bằng da dê,…

- Người ở thành Lê-nin-grat nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, nhớ công viên, phố phường,…

- Người Mát-xcơ-va nhớ những phố cũ chạy ngoằn ngoèo, điện Krem-li, tháp cổ,…

Có thể nói, tác giả đã chọn lọc những chi tiết giản dị, miêu tả được cái thần của sự vật. Những vẻ đẹp này đã gắn liền với nét riêng của từng vùng, đồng thời, thể hiện sâu sắc nỗi nhớ của những người ở vùng đó.

Câu 4 (Trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

   Toàn bộ văn bản đã khái quát lên một chân lí vô cùng đúng đắn. Đó là lòng yêu đất nước được thể hiện qua những gì giản dị nhất, nhỏ bé và tầm thường nhất. Câu văn khái quát lên ý của toàn bài là: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

Thông qua phần Soạn bài Lòng yêu nước, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là phần Soạn bài đầy đủ và chính xác nhất cho việc trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa của các bạn học sinh. Chúc các bạn học tập tốt!

shoppe