Đăng ký

Soạn bài: Làm thơ lục bát

429 từ Soạn bài

1. Đọc kĩ câu ca dao: SGK ngữ văn 7

2. Trả lời câu hỏi

a. Cặp câu thơ lục bát:

- Dòng đầu : 6 tiếng

- Dòng sau : 8 tiếng

b. Cặp lục bát được sắp xếp theo mô hình dưới:

12345678
Anh (B)đi (B)anh (B)nhớ (T)quê (B)nhà (V)
Nhớ (T)canh (B)rau (B)muống (T)nhớ (T)cà (V)dầm (B)tương (B)
Nhớ (T)ai (B)dãi (T)nắng (T)dầm (B)sương (V)
Nhớ (T)ai (B)tát (T)nước (T)bên (B)đường (V)hôm (B)nao (B)

c. Nhận xét: nếu tiếng thứ 6 là thanh trắc thì tiếng thứ 8 phải là thanh bằng, và ngược lại

d. Luật thơ lục bát:

Số câu: tối thiểu là câu lục bát, không giới hạn về số câu

- Các tiếng chẵn : 2,4,6,8 bắt buộc phải đúng luật :

    + Câu lục : B – T – B

    + Câu bát : B – T – B – B

- Các tiếng lẻ : 1,3,5,7 không bắt buộc phải đúng luật.

- Vần :

    + Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát.

    + Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.

- Nhịp :

    + Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3

    + Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.

Bài 1 (trang 157 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Em ơi đi học đường xa

Cố học cho giỏi ở nhà mẹ mong

- Anh ơi phấn đấu cho bền

Mỗi năm mỗi lớp vươn lên học hành

- Ngoài vườn ríu rít tiếng chim

Trong nhà ấm áp bữa cơm gia đình

Bài 2 (trang 157 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Vườn em cây quý đủ loài

Có cam, có quýt, có xoài, có na

- Thiếu nhi là tuổi học hành

Chúng em phần đấu để thành trò ngoan