Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm:
1. Đề văn biểu cảm:
a. Cảm nghĩ về dòng sông:
- Đối tượng: dòng sông quê hương em.
- Tình cảm cần biểu hiện: sự yêu quý của em với dòng sông quê hương.
b. Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu:
- Đối tượng: trăng trong đem trung thu, kỉ niệm trong đêm trăng.
- Tình cảm: yêu thích đêm trăng trung thu.
c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
- Đối tượng: nụ cười của mẹ
- Tình cảm: yêu quý, trân trọng.
d. Vui buồn tuổi thơ.
- Đối tượng: kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ
- Tình cảm: nhắc lại, thấy gắn bó, hoài niệm về quá khứ.
e. Loài cây em yêu.
- Đối tượng: cây na
- Tình cảm: yêu quý, coi nó như bạn.
2. Các bước làm bài văn biểu cảm:
Cho đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đối tượng biểu cảm: nụ cười của mẹ
- Hình dung về nụ cười của mẹ: nụ cười động viên, an ủi, hạnh phúc…
b. Lập dàn bài:
* Mở bài: giới thiệu em ấn tượng nhất nụ cười của mẹ.
* Thân bài:
- Vài nét về mẹ: hiền lành, nụ cười sáng và lan tỏa hạnh phúc đến cho mọi người.
- Biểu hiện về nụ cười của mẹ:
+, Mẹ cười khi thấy hạnh phúc (lúc em được điểm cao).
+, Nụ cười của mẹ là sự động viên cho em ( khi em học đàn nhưng chưa đánh được).
+, Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi (em nói lời không phải với mẹ).
- Khi thiếu vắng nụ cười của mẹ: em cảm thấy nó thiếu đi một thứ gì đó quan trọng.
- Em làm như thế nào để lúc nào cũng thấy mẹ cười: em phải chăm ngoan, học giỏi.
* Kết bài: Cảm xúc của em với mẹ và phải luôn yêu thương, kính trọng mẹ.
II. LUYỆN TẬP:
a. Bài văn biểu đạt tình cảm: yêu làng quê An Giang của tác giả.
Đối tượng: quê hương An Giang yêu dấu.
Nhan đề: Quê hương An Giang của tôi.
b. Nêu dàn ý của bài:
- Mở bài: giới thiệu tình yêu quê hương của tác giả.
- Thân bài:
+, Những kỉ niệm tuổi thơ
+, Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người anh hùng của quê hương.
- Kết bài: Cảm xúc của con người xa quê.
c. Phương thức biểu cảm của bài văn: trực tiếp.