Đăng ký

Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy - Ngắn gọn nhất

544 từ Soạn bài

I. Dấu chấm lửng:

Câu 1. Trong các câu sau, dấu chấm lửng được dùng để:

a. Biểu thị phần liệt kê tương tự, không viết ra.

b. Tâm trạng lo lắng, hoảng sợ của người nói.

c. Bất ngờ của thông báo.

Câu 2. Công dụng của dấu chấm lửng:

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

II. Dấu chấm phẩy:

Câu 1. Dấu chấm phẩy dùng để:

a. Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của câu ghép.

   Có thể thay bằng dấu phẩy và nội dung của câu không bị thay đổi.

b. Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa phức tạp.

   Không thể thay bằng dấu phẩy vì:

+, Các phần liệt kê sau dấu phẩy không bình đẳng với các phần nêu trên.

+, Nếu thay dễ bị hiểu lầm.

Câu 2. Công dụng của dấu chấm phẩy:

- Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

III. LUYỆN TẬP:

Câu 1. Dấu chấm lửng dùng để:

a. Biểu thị sự sợ hãi, lúng túng.

b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở.

c. Biểu thị phần liệt kê không viết ra.

Câu 2. Công dụng của dấu chấm phẩy:

a. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

b. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

c. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

Câu 3. Viết đoạn văn: có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

   Gợi ý: Các em đọc lại bài “Ca Huế trên sông Hương” và viết đoạn văn.