Soạn bài: Chương trình địa phương
1. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi
2. Làm các bài tập chính tả
a. Điền vào chỗ trống :
- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần :
+ ch hoặc tr : chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành.
+ dấu hỏi hoặc dấu ngã : mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.
- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi :
+ Điền tiếng (dành hoặc giành) : dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
+ Điền tiếng (sĩ hoặc sỉ) : liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
b. Tìm từ theo yêu cầu :
- Từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:
+ Các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo) : chặn, chặt, chẻ, chở, chống, chôn, chắn, trách, tránh, tranh, tráo, trẩy, treo, ...
+ Các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ): đỏ, dẻo, giả, lỏng, mảnh, phẳng, thoải, dễ, rũ, tình, trĩu, đẫm, ...
- Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn:
+ Trái nghĩa với chân thật là giả dối.
+ Đồng nghĩa với từ biệt là giã từ.
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã
c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:
- Câu với mỗi từ: lên, nên.
+ Trời nhẹ dần lên cao.
+ Vì trời mưa nên tôi không đi đá bóng
- Câu để phân biệt các từ: vội, dội
+ Lời kết luận đó hơi vội.
+ Tiếng nổ dội vào vách đá.
3. Lập sổ tay chính tả
Các bài Soạn văn 7 | Soạn bài lớp 7 hay khác :
Loạt bài Soạn văn lớp 7 | Soạn bài lớp 7 | Để học tốt Ngữ văn 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 7 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.