Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc bài văn sgk Ngữ văn 6
Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Câu hỏi
a. Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi cho thấy y đức của người thầy thuốc, không phân biệt giàu nghèo.
b. Chủ đề của câu chuyện: ca ngợi y đức của danh y Tuệ Tĩnh. Câu văn biểu hiện trực tiếp chủ đề: Ông chẳng những là người mở mang ngành Y dược dân tộc, mà còn là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.
c. Nhan đề thứ ba là bao quát, là đầy đủ và thể hiện đúng chủ đề của văn bản nhất.
d. Chức năng của các phần:
- Mở bài: Giới thiệu danh y Tuệ Tĩnh về tài năng và y đức.
- Thân bài: diễn biến việc Tuệ Tĩnh chữa bệnh cho người con nhà nông dân trước.
- Kết bài: kết thúc sự việc, sự việc tiếp sau đó.
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
a. Chủ đề của truyện và câu văn biểu hiện:
- Biểu dương sự thẳng thắn, thật thà, thông minh của người dân lao động: "... liền muốn đem dâng tiến nhà vua."; "hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin..."
- Phê phán thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại: "Tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện ..."
b. Bố cục:
- Mở bài: Câu đầu tiên.
- Thân bài: "Ông ta"... "hai mươi nhăm roi"
- Kết bài: Phần còn lại.
c. So sánh với chuyện Tuệ Tĩnh:
- Giống nhau về bố cục ba phần.
- Khác: chủ đề truyện Tuệ Tĩnh nêu lên ở mở bài, truyện Phần thưởng thì chủ đề được bất ngờ nêu lên ở cuối truyện.
d. Phần thân bài thú vị ở việc người nông dân đề nghị phần thưởng, tạo bất ngờ, kịch tính cho câu chuyện.
Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Sơn Tinh, Thủy Tinh: mở bài giới thiệu tình huống truyện; kết bài mở đưa ra kết thúc câu chuyện, giải thích hiện tượng bão lụt.
- Sự tích Hồ Gươm: mở bài nêu tình huống và chủ đề truyện; kết bài kết thúc truyện bằng cách giải thích vấn đề then chốt của truyện: giải thích tên gọi Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm).