Phần Vận dụng
Câu hỏi 1: Trình bày điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ.
Trả lời:
Điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng có tác động lớn đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ, tiêu biểu có thể nhắc đến:
-
Phía Bắc là những dãy núi cao, hiểm trở; Phía Đông Nam và Tây Nam tiếp giáp với Ấn Độ Dương: hạn chế được sự nhòm ngó xâm lược của nước khác, tập trung vào phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.
-
Hai con sông lớn là sông Ấn và sông Hằng: cung cấp nguồn nước dồi dào, bồi tụ nên những vùng đồng bằng, phù sa rộng lớn.
-
Hằng năm, tuyết tan từ dãy Himalaya sẽ bồi đắp phù sa cho những cánh đồng Bắc Ấn.
Những điều kiện trên giúp hình thành nên một nền văn minh Ấn Độ cổ đại nổi tiếng và ảnh hưởng trực tiếp đến các nền văn minh khác.
Câu hỏi 2: Nêu những điểm chính của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại
Chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại rất nghiêm khắc:
-
Người đứng đầu nhà nước là các Ra-ja (vua).
-
Những người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau.
-
Người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.
Câu hỏi 3: Hãy kể tên một số thành tựu về tôn giáo, kiến trúc của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến Việt Nam
Văn hóa Việt Nam chịu rất nhiều ảnh hưởng về tôn giáo, kiến trúc của Ấn Độ.
-
Tôn giáo: Phật giáo. Có thể nói Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất của Việt Nam, được du nhập vào trong nước từ những thế kỉ đầu của công nguyên. Phật giáo có tác động lớn đến sự phát triển văn hóa, giáo dục, kiến trúc, điêu khắc, văn học của Việt Nam.
-
Về kiến trúc: tiếp thu những văn hóa đặc sắc của Ấn Độ, ta có thể thấy những công trình kiến trúc mang đặc sắc như kiến trúc đền - núi (ảnh hưởng của Ấn Độ giáo) hay kiến trúc chùa tháp (ảnh hưởng của Phật giáo). Tiêu biểu như thánh địa Mỹ Sơn, chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ, tháp Báo Thiên,..
Văn hóa Ấn Độ khi xâm nhập vào Việt Nam nhưng không hoàn toàn thuần mà đã có sự dung hợp với những văn hóa tín ngưỡng bản địa. Từ đó góp phần giao thoa văn hóa, đa dạng và nhiều màu sắc hơn.