Phần III. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử
Câu hỏi 1: Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
Để biết và dựng lại lịch sử ta có thể dựa vào những hiện vật lịch sử mà được lưu trữ đến ngày nay như: sách, tranh, công trình kiến trúc, chữ viết, truyền miệng…
Câu hỏi 2: Phân biệt các loại tư liệu lịch sử trong các hình từ 1.8 đến 1.11. Trong các loại tư liệu trên, đâu là tư liệu gốc?
Trong các tư liệu, tư liệu 1.9 và 1.11 là tư liệu gốc
-
Tư liệu 1.8: Tư liệu truyền miệng: những câu chuyện, truyền thuyết không có tính xác thực được truyền từ đời này qua đời khác.
-
Tư liệu 1.9: Tư liệu hiện vật: những di tích, hiện vật lịch sử được người ta tìm lại của người xưa.
-
Tư liệu 1.10, 1.11: Tư liệu chữ viết: những ghi chép, sách vở, văn bản cổ hay in khắc, chép tay bằng chữ viết.
Câu hỏi 3: Nêu ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử?
Ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử là giúp chúng ta hiểu rõ và phục dựng lại thời kỳ lịch sử oai hùng của ông cha.