Phần 1. Điều kiện tự nhiên
Đề bài
Dựa vào các lược đồ hình 9.1 và 9.2 (SGK - T42,43) đọc thông tin, hãy:
- Xác định vị trí địa lí của Hy Lạp, La Mã cổ đại.
- Trình bày điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành và phát triển nền văn minh Hy Lạp, La Mã.
Hướng dẫn giải
- Xác định vị trí địa lí của Hi Lạp, La Mã cổ đại
- Hi Lạp cổ đại có lãnh thổ rộng lớn, bao gồm miền lục địa Hi Lạp (nam bán đảo Ban-căng); miền đất ven bờ Tiểu Á và những đảo thuộc biển Ê-giê.
- Nơi khởi sinh nền văn minh La Mã cổ đại là: bán đảo Italia và 3 đảo lớn: Xi-xin (ở phía Nam), Cooc-xơ và Xác-đe-nhơ (ở phía Tây). Sau này, lãnh thổ Ma Mã từng bước được mở rộng.
- Điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành của văn minh Hi Lạp, La Mã:
- Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp, La Mã:
+ Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,...
+ Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên,...
+ Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô.
- Tác động của điều kiện tự nhiên:
+ Thứ nhất, tác động tới sự hình thành nhà nước:
- Do đất đai canh tác xấu, công cụ bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời ở phương Tây (muộn hơn so với phương Đông).
- Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư => khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia => diện tích mỗi nước khá nhỏ.
+ Thứ hai, tác động tới đời sống kinh tế:
- Đất đai ít, khô cứng nên kinh tế nông nghiệp không phát triển mạnh.
- Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi (ven biển) nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp (đặc biệt là mậu dịch hàng hải) rất phát triển.
+ Thứ ba, tác động tới sự phát triển của văn hóa:
- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.