Đăng ký

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

2,583 từ

 Ca dao, dân ca là tiếng hát tâm tình sâu lắng của người dân lao động nghèo, diễn tả tinh tế thế giới nội tâm phong phú của họ. Đó không chỉ là những tiếng ca than thân trách phận đầy xót xa, tiếng hát về tình yêu gia đình ngọt ngào, đằm thắm mà đó còn là những câu ca về tình yêu quê hương đất nước con người đầy mãnh liệt tha thiết. Hãy để Cunghocvui.com giúp bạn hiểu thêm ý nghĩa của Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

* Các điểm cơ bản:
- Tình yêu quê hương, đất nước là một trong những chủ đề về tư tưởng Việt Nam.
-  Hình ảnh quê hương, đất nước từ hiện thực đã đi vào tâm tư, tình cảm của người dân; phản ánh đặc điểm phát triển của từng vùng để trở thành những biểu tượng vé địa li, vé lịch sử,... của nền văn hóa Việt.
-  Hình thức: Hát đối đáp, cất tiếng mời gọi, tự sự.

Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

I.  Yêu quê hương, đất nươc, con người là bản chất của con người nói chung. Đó là tình cảm sâu đậm đối với vùng đất, vùng biển, vùng trời bao la; nơi ta được sinh ra, nuôi ta khôn lớn, và mai đây sẽ nhận hài cốt của ta về. Với người Việt thì tình cảm ấy có lẽ là còn sâu nặng hơn, dù có nơi khô cằn, có vùng đồng chua nước mặn. Tất cả đều đi vào làn điệu bằng lời lẽ thăng hoa, tình cảm dạt dào để rồi càng về sau, khi nghiên cứu về đặc điểm tư tưởng, tình cảm của người Việt, người nghiên cứu lại càng tìm đến với ca dao bởi chúng chứa đựng những suy nghĩ và tình cảm chân thực.

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

II.  Tình yêu quê hương, đất nước, con người được cha ông ngày trước thể hiện trong mọi hoàn cảnh. Có thể trong đình đám hội hè, trong làm đồng, ngày mùa giã gạo giữa đêm trăng, ... trai gái tham dự hát đối đáp. Đại diện bên trai cất tiếng:

-  Ở đâu năm cửa nàng ơi
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
Sông nào bên đục, bên trong ?
Núi náo thất cổ bồng mà có thánh sinh ?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh ở đâu mà lại có thành tiên xây ?

   Những câu ca trên là những câu hát đố, một thể loại thường gặp trong kho tàng dân ca nhưng những câu đố trên quả là đặc biệt Người xưa thường trọng nam khinh nữ, con trai thì được đi học, còn con gái chỉ biết việc bếp núc, nong tằm, nương dâu, khung cửi, khó mà biết được những địa danh và đặc điểm của chúng. Vậy mà chàng trai vẫn hỏi trước khi làm quen thì liệu anh chàng có mâu thuẫn không. Nghĩ rằng mình nắm chắc phần thắng trong tay, nào ngờ đã nghe bên gái đáp lại:


Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục hên trong

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

Ớ trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.

   Là phận gái, quanh năm quanh quẩn việc nhà, không được học, lại ít có dịp đi xa. Vậy mà cô vẫn đối đáp đúng từng câu hỏi một. Có lẽ tình yêu thương đất nước đã giúp cô nhớ những gì nổi tiếng. Cũng có thể người viết nên câu hát đối đáp kia nặng lòng yêu nước, kính trọng hiền tài. Dù là ai sáng tác thì hai lời đối đáp vẫn rạng ngời tình cảm quê hương đất nước. Núi, sông, biển, hồ..., vốn là những vật thể tự nhiên, vô tri giác. Chúng chỉ  hành quê hương, đất nước khi có con người. Con người có tri giác, có phần tâm linh và sống với ý hương luôn vươn tới hạnh phúc. Có con người sông núi mới có hồn thiêng. Vùng đất Hà Nội cũng thế, có con người nên Hà Nội ngày càng đẹp hơn khiến người người. Rủ nhau xem canh Kiêm Hồ, xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn, Dài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này.

   Tất nhiên Hà Nội nguyên sơ mang nét đẹp riêng của cảnh đất trời. Nhưng nếu không có sự tu bổ, xây dựng của con người từ thời đại này sang thời đại khác thì chắc bài ca dao trên không có điệp từ “xem”. Từ thành Đại La thời xưa đến Thăng Long thành đời Lí Thái Tổ, Hà Nội chắc đã có đổi thay. Nhưng để cái hồ đẹp có tên Kiếm Hồ - Hồ Gươm thì chỉ vào thời Lê Lợi. Rồi sau đó xây “chùa Ngọc Sơn" thời Văn Xương, ngôi sao chủ về văn chương, khoa cử, và thờ đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) - người chỉ huy đánh thắng quân Nguyên xâm lược. Lối vào chùa có “cầu Thê Húc" có dáng cầu vồng, được sơn màu đỏ như ánh hồng mặt trời mọc (húc) đọng lại (thê). Thế kỉ XIX, Nguyễn Văn Siêu cho xây thêm Đài Nguyên - Tháp Bút. Nhìn từ xa, người thưởng ngoạn thấy tháp như ngọn bút lông đang chấm vào nghiên mực. Rõ ràng nếu không có con người thì cảnh hồ chỉ đẹp ở mức độ nguyên sơ, đơn điệu. Bởi vậy mà có câu hỏi tu từ ở cuối bài văn.

   Bài văn chỉ gợi, chỉ phác thảo cảnh sắc của hồ Hoàn Kiếm với những biểu tượng lịch sửvà văn hoá để “rủ nhau” háo hức mơi gọi nhau đi xem cảnh đẹp, nhưng cũng là cái cớ để nhắc nhở công lao bảo vệ và xây dựng đất nước của tổ tiên. Như trên đã nói chốn quê hương nơi nào cũng đẹp. Miền Bắc có cái đẹp của miền Bắc, có thành Tiên xây, có núi Tản, có cảnh đẹp Hồ Gươm, ... thì

Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô...

   Trong ba câu ca chỉ có “Huế" là địa danh cụ thể, còn tất cả đều mang tính chung chung. Từ "đường" cho tới "non xanh nước biếc" đều là những tên gọi khái quát để khơi gợi trí tưởng tượng của người nghe, người đọc. "Đường vô" thì dùng cho những ai từ Quảng Trị trở ra, còn với những ai từ Quảng Nam trở vào thì có thể hát "Đường ra xứ Huế quanh quanh" thì cũng hợp với ý khái quát của toàn bài.

    Dù người ở miền Bắc chưa vô, kẻ ở miền Nam chưa được dịp ra thăm Huế, tưởng tượng từ các định ngữ "quanh quanh", các từ so sánh "như tranh họa đồ" để thây non nước hữu tình. Sau đó thì muốn biết “quanh quanh” như thế nào, đẹp như tranh tô vẽ ra sao. Thế là ai (đại từ phiếm chỉ) chưa một lần “vô” hoặc “ra” Huế đều tìm cách để đến địa danh nổi tiếng này. Trên con đường “quanh quanh non xanh nước biếc” ấy, vào đến Quảng Bình, Quảng Trị, xuyên qua cánh đồng, ai đó có thể được nghe câu hát.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

   Câu hát thuộc thể gì? Nếu là thể đối - đáp thì thiếu mất lời đối. Có thể đây là lời tâm sự của cô gái xứ Quảng Bình, Quảng Trị hoặc Thừa Thiên khi ra đồng thăm lúa. Hai câu đầu, mỗi câu dài 12 tiếng, ngắt nhịp bằng các dấu phẩy thành từng vế đối nhau bởi đảo vị trí người đứng và đảo ngữ. Lời ca còn dễ thương ở những phương ngữ bên ni (bên này), bên tê (bên kia), ngó (nhìn, quan sát) khiến người nghe thích thú vì âm hưởng lạ tai. Còn nội dung của câu hát? Cô gái đã so sánh mình với "chẽn lúa đòng đòng", lúa đang lúc sắp trổ bông và tượng hạt, nghĩa là đang phát triển tới tuổi xuân thì theo luật tự nhiên. Nhưng “chẽn lúa đòng đòng’’ phát triển tốt hay xấu còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, vào thời tiết khí hậu. Ở đây chẽn đang gặp "ngọn nắng hổng ban mai". Hình ảnh ấy tạo cho người nghe cảm giác nhẹ nhàng, gợi cho người nghe nghĩ đến hoàn cảnh thời tiết thuận lợi cho chẽn lúa phát triển. Bản thân cô gái cũng thế dù có chút băn khoăn lo lắng của "phất phơ" phận gái kiểu “thân em như hạt mưa xa...”. Cảm nghĩ về Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

III.  Tình yèu quê hương, đất nước và trân trọng công lao của tổ tiên cung là chủ đề quan trọng diễn đạt tư tưởng Việt Nam. Những câu ca dao về chủ đề này thường gợi nhiều hơn là tả bằng cách nêu tên núi, tên sông, tên những vùng quê có đặc điểm nổi tiếng về nét đẹp tự nhiên, những di tích về lịch sử, văn hóa tâm linh như bốn bài ca dao đã phân tích ỏ trên. Đươc nghe, rồi tìm đến chiêm ngương ắt hẳn người đời sau khó ngăn được cảm xúc tự hào.

 

 

Mong rằng bài viết Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người của Cunghocvui.com sẽ cho các bạn thêm nhiều hiểu biết thú vị !