Đăng ký

Những câu hát than thân

2,503 từ

Ca dao than thân là những câu hát ca nỉ non được cất lên từ bao mảnh đời nhỏ bé, bất hạnh, tội nghiệp như người phụ nữ, người nông dân. Những tiếng ca ấy vừa để than thân, trách phận vừa thể hiện tinh thần phản kháng chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định khát vọng tự do, giải phóng thân phận của kiếp lầm than. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu những câu hát than thân 

Những câu hát than thân 

* Các điểm cơ bản:
-    Những câu hát than thân thể hiện một mặt cảm xúc khác trong tình cảm của người Việt Nam.
-    Dùng thực vật (trái bần), động vật thường thấy (con cò, tằm, kiến, ...) làm hình ảnh so sánh, ẩn dụ để diễn tả tâm trạng, thân phận của con người thưíng gặp phải nỗi đắng cay, đau khổ như nông dân, phụ nữ, lính thú, ...
-    Cả ba bài đểu được làm bằng thơ lục bát.

I. Con người chẳng ai giống ai, số phận cũng mỗi người mỗi khác. Có người sinh ra và lớn lên là được hưởng cuộc đời hạnh phúc. Có người vừa mới sinh ra là đã chịu cảnh khổ đau. Có người thì vì hoàn cảnh mà phải sống cực sống khổ. Lại có người lại chịu đắng cay vì quan niệm khắt khe của xã hội. Dù họ có lạc quan cách mấy thì cũng có lúc than thở về thân phận của mình. Những điều thường thấy trong đời sống thực ấy lại được phần ánh vào điệu hát lời ca.

Những câu hát than thân

Những câu hát than thân

II. Con cò trong ca dao thường là hình ảnh tượng trưng cho người mẹ, cộng có thể là biểu tượng của người nông dân, bởi nông dân cũng như cò thường kiếm ăn trên đồng ruộng, cũng thức khuya dậy sớm, cần mẫn, chịu thương chịu khó với đồng cạn đồng sâu. Cũng như mọi người, gặp lúc khó khăn trắc trở, họ cũng than trách

Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?

   Hai câu đầu, “cò” than thở về thân phận của mình. Khi cho rằng “cò” tượng trưng cho người nông dân thì “nước non" chính là đồng ruộng, mà cũng có thể chốn rừng sâu núi cao “Lên thác xuống ghềnh" chính là những khó khăn trắc trở. Từ lúc khó khăn trắc trở cho tới nay chỉ có một mình “cò” dấn thân chịu đựng để cố vượt qua. Khó khăn trắc trở là do “bể kia đầy, ao kia cận" khác với mức độ bình thường. Nhưng bể đầy, ao cạn do ai gây ra? Hai câu cuối của bài ca dao nhằm trả lời câu hỏi ấy. Nhưng phiếm chỉ đại từ Ai không chỉ rõ người nào. Cái hay của đại từ phiếm chỉ ai trong bài ca dao là ở chỗ nội dung ám chỉ của bài ca dao thay đổi tùy theo khung cảnh xuất hiện. Nó có thể là lời than trách, tố cáo chế độ cai trị khi xuất hiện giữa cộng đồng làng xã, cũng có thể là lời than trách người chồng (hay người vợ) bội bạc khiến bản thân đã cực mà con cái (cò con) càng nheo nhóc, ốm gầy mòn.

Cũng là câu hát than thân nhứng bài ca dao dưới đây lại than cho nhiều thân phận khác nhau qua hình ảnh của con tằm, lũ kiến...

Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

   Mỗi cặp câu trong tám câu lục bát thể hiện lòng thương về thân phận long đong, vất vả của một loài động vật “con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc” đều là những hình ảnh ẩn dụ. “Con tầm" nhằm ám chỉ ai, phải chăng đó là hình ảnh của người thợ dệt quanh năm bám lấy khung cửi nhưng chẳng kiếm ăn được bao nhiêu? Hay đó là hình ảnh của người nghệ sĩ, nhà văn như ngày nay người ta thường ví von. Và tại sao những người lao động chăm chỉ lại than về cuộc sống của mình. Có lẽ khách hàng chẳng mấy ai mua, mà cũng có thể là do sưu cao thuế nặng nên đời sống  
của họ trở nên èo uột, nghèo nàn. "Lũ kiến" cũng thế. Nếu đó là hình ảnh người nông dân, kẻ cày thuê cây mướn thân phận nhỏ nhoi làm việc với mong ước “kiến tha lâu đầy tổ" thì tại sao lai “phủi đi tìm mồi”? Có phải vì mưa bão, hạn hán sinh ra mâì mùa khiến họ phâi đi kiếm việc làm để nuôi sống bản thân? Cũng có thể địa phương đất hẹp người đông nên họ phải nhọc thân tìm đến những nơi khác đế kiếm cái ăn cái mặc.

Cặp câu thứ ba nói về thân phận của chim hạc. Hạc là tên gọi một loài chim lớn, cẳng cao, cổ và mỏ dài. Trong câu văn (câu lục) là hình ảnh ẩn dụ, nhưng để ám chỉ hạng người nào. Ca dao cũng có câu:

Thương thay thân phận con rùa,
Trên đỉnh đội hạc, dưới chùa đội bia.

   Xem ra hạc không thể là hình ảnh tượng trưng cho người thợ dệt hay anh nông dân dù họ có sức sống lâu trăm tuổi. Có lẽ hạc được dùng để ám chỉ cho kẻ sĩ - người có học thời xưa vì trong đó có hai tiếng “đường mây" ám chỉ đường công danh, quan quyền. Trong bài thư Chí làm trai, Nguyễn Công Trứ cũng có viết “Đường mây rộng thênh thang cử bộ”. Như vậy “hạc kính đường mây” là kẻ sĩ, người học hành đỗ đạt đã không chịu ra làm quan vì một lí do nào đó, có thể là do không muốn cộng tác với chính quyền lúc ấy. Nhưng cánh chim bằng làm sao bay mãi không mỏi cánh trong lúc chính quyền thì vẫn tồn tại.

   Cặp câu cuối bài là nỗi thương thân “con cuôc”. Ấy là giống chim nhỏ, hơi giống con gà, sống ở bờ bụi gần nựớc, có tiếng kêu “cuốc, cuốc” đồng âm với “quốc” (quốc gia', nước nhà), người Trung Quốc gọi là chim đỗ quyên hay đỗ vũ. Tương truyền, Thục Đế (Trung Quốc) mất nước, hồn biến thành con chim cuốc, kêu nhơ nước đến mửa máu ra mà chết. Trong bài Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan có viết:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia

   Hay Nguyễn Khuyến trong bài Nghe tiếng cuốc kêu cảm hứng:

Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ

Ấy hồn Thục Đê thác bao giờ

Năm canh máu chảy đêm hè vắng

Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ


Và vì vậy các nhà nghiên cứu vãn học cho rằng Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Khuyến là những nhà thơ hoài cổ. Dựa vào điển tích con chim cuốc và một số bài thơ trên người đọc có thể nghĩ rằng cặp thơ cuối của bài ca dao là tâm sự của con cháu một triều đại nào đó bị mất ngòi, hay của một vị quan có tâm sự hoài cổ. Con tằm, lũ kiến, con cuốc đều là những hình ảnh ẩn dụ dùng để árn chí những ai trong xã hội con người (ngày trước). Phải chăng đó là những thứ dệt, nông dân, quan chức, sĩ phu yêu nước. Suy rộng ra họ là những người lao động chân chính, muốn tránh phận tôi đòi (lánh đường mây), giàu lòng yêu nước (cuốc kêu ra máu), lam lũ quanh năm suốt tháng nhưng chẳng ai xót thương, cảm thông với họ. Đó là tiếng kêu của con người trong xã hội chìm đắm trong bạo lực, cường quyền.

   Cuối cùng là bài ca dao nối về phận gái giữa dòng đời.

Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

về cấu trúc, cao dao mỏ đầu bằng cụm từ so sánh “Thân em như. ” có khá nhiều bài. “Thân em như hạt mưa sa...”, “Thân em như tấm lụa đào, ...”, “Thân em như chẽn lúa đòng đòng...”. Dù có ví với vật gì thì người phụ nữ ngày trước vẫn là người bị lệ thuộc vào đạo tam tòng, tứ đức; bị lệ thuộc vào quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” một cách khắt khe, nhiều khi đến độ tàn nhẫn. Họ không được quyền lựa chọn để lập gia đinh mà phó mặc cho sự may rủi, trong nhờ đục chịu và chỉ dám than thân trách phận mình.

III. Muốn biết đời sống tình cảm, trong đó có nỗi buồn thương, than thân trách phận thì nên tìm đến ca dao Việt Nam. Ở kho tàng ấy chúng tu còn gặp sự khôn khéo, tế nhị trong cách biểu hiện. Họ thường mượn các sự vật, con vật nhỏ bé làm hình ảnh so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận của mình đồng thời kín đáo phê phán những gì, những ai đã làm cho cuộc sống của họ vất vả đắng cay. Đọc hoặc nghe những câu hát than thân chúng ta không thể không ngậm ngùi, đồng cảm với họ.

 

 

Mong rằng bài viết Những câu hát than thân sẽ giúp các bạn đạt điểm cao!