Nghị luận về Đức tính khiêm nhường hay nhất
Ở bài viết này Cunghocvui gửi đến bạn học bài nghị luận về đức tính khiêm nhường, bài viết sẽ đưa ra đức tính khiêm nhường là gì, ý nghĩa của đức tính khiêm nhường và các mẫu bài văn suy nghĩ về đức tính khiêm nhường. Hãy cùng đón đọc ngay thôi!
A. Đề bài: Anh chị hãy nghị luận xã hội về Đức tính khiêm nhường.
B. Bài làm
I. Dàn ý nghị luận về đức tính khiêm nhường
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận là đức tính khiêm nhường
2. Thân bài:
a) Giải thích "khiêm nhường" là gì? Khiêm nhường là khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao bản thân của mình.
b) Biểu hiện
- Luôn hiểu mình, biết người biết ta, thường lắng nghe ý kiến của người khác..
- Khiêm tốn học hỏi, tinh thần cầu tiến cao, nỗ lực tự tiến bộ
- Không đề cao bản thân, không khoe khoang.
c) Ý nghĩa của đức tính khiêm nhường
- Giúp có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp khi giao tiếp với mọi người xung quanh
- Giúp thành công trong đường đời
- Dẫn chứng:
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
- Tấm gương sáng để noi theo chính là Bác Hồ
- ...
d) Mở rộng
- Lên án đức tính kiêu căng, tự mãn, thích đề cao mình
- Nhận định rõ, khiêm nhường chứ không phải là tự ti hay hạ thấp mình.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của đức tính khiêm nhường
II. Bài văn mẫu
1. Bài văn mẫu nghị luận về đức tính khiêm nhường số 1
Trong xã hội ngày nay, khiêm nhường là một bản chất luôn cần có trong mỗi con người.Khiêm nhường là một thái độ không tự đề cao mình, biết đánh giá đúng mực về bản thân và biết học hỏi người khác, biết trên dưới trái phải.
Để nhận biết những người khiêm nhường không có gì khó, người mang trong mình đức tính khiêm nhường thường sẽ hòa nhã, nhún nhường, biết tôn trọng và lắng nghe người khác nói nhiều hơn. Những người đó luôn nhìn nhận nhanh chóng và sửa lại những lỗi khuyết điểm của mình, biết học cái hay và loại bỏ cái tốt. Đặc biệt họ không tự mãn về bản thân mình.
Nếu nói đến tấm gương sáng về đức tính khiêm nhường thì chẳng thể nào không nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Trong suốt "bảy mươi chín mùa xuân" của mình, Bác luôn sống một lối sống giản dị, thanh đạm. Bác sống trong căn nhà đơn sơ với đồ vật dùng hàng ngày hết sức giản dị, bữa cơm thanh đạm là những món ăn quen thuộc như cà muối, rau muống luộc chấm tương. Vườn cây chẳng cần đến tay ai chăm sóc bởi việc đó đều do Bác làm, hàng ngày Bác cũng còn cho cá ăn,...
Hay một dẫn chứng quen thuộc khác, bạn có nhớ anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ SaPa? không? Anh khiêm nhường, cho rằng những việc mình làm chẳng đáng là bao so với mọi người, anh còn tự cho rằng mình không xứng đáng để được vẽ tranh.
Dẫu biết trong tất cả chúng ta chẳng ai hoàn hảo từ đầu đến cuối nhưng khiêm nhường vẫn là đức tích cần thiết có trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Khiêm nhường không chỉ giúp chúng ta hòa đồng với mọi người hơn, học hỏi được nhiều kiến thức mới hơn,... mà còn giúp chúng ta tích lũy được vô vàn kinh nghiệm sống khác
Thử hỏi nếu con người ai nấy cũng đều không khiêm nhường thì sẽ như thế nào? Không khiêm nhường chúng ta sẽ ngủ quên trong chiến thắng, không có ý chí vươn lên, đứng dậm chân tại chỗ, tự làm cho bản thân tụt hậu. Trong cuộc sống cũng đều có mặt trái và mặt phải, có người khiêm nhường thì cũng có người thích khoe khoang, kinh thường người khác. Chỉ nhiêu đó thôi cũng đủ để nhận biết được con người như vậy sẽ khó mà thành công được, sống cuộc sống chỉ biết đố kị và ganh đua.
Tựu chung lại, dù ở bất kỳ thời điểm hay không gian nào thì con người đều cần có đức tính khiêm nhường.
2. Bài văn mẫu nghị luận xã hội về đức tính khiêm nhường
Một bông hoa đẹp không chỉ đơn giản là cần có sắc mà cũng cần đến hương, con người chỉ thực sự đẹp khi mang trong mình những đức tính tốt đẹp hơn là xấu.
Khiêm nhường được hiểu là đức tính tốt đẹp của con người, một con người không khoe khoang, đố kỵ, biết nhường nhịn và lắng nghe. Khiêm ở đây trong khiêm tốn, nhường tức nhường nhịn. Cho nên khiêm nhường chính là sự khiêm tốn, nhẫn nhịn, không khoe khoang hay tự đánh giá cao bản thân.
Trong cuốn sách "Nhật ký về lòng thương xót" của Thánh Nữ Faustina Kwoalska thì chúa Giêsu có nói với Thánh Nữ về đức tính khiêm nhường, thấy rằng đức tính khiêm nhưỡng không chỉ thời hiện đại bây giờ cần mà nó đã tồn tại từ nhiều đời trước, đã từ rất lâu con người đã ý thức được ý nghĩa của đức tính khiêm nhường.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khiêm nhường được thể hiện ra như thế nào? Để biết được người ta có khiêm nhường hay không thì hãy nhìn vào tính cách hoặc ngay chính mối quan hệ của họ. Người khiêm nhường luôn mang trong mình chút gì đó hòa nhã, biết nhường nhịn và lắng nghe câu chuyện của người khác. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những hiện tượng tự mãn, khoe khoang kiến thức của bản thân, khinh thường người khác. Tự cho rằng bản thân là vô địch, chỉ ra lỗi sai thì không tiếp thu, cho rằng những người đóng góp cho mình chẳng là gì.
Nhưng khiêm nhường không có nghĩa là chịu cảnh tự hạ thấp mình, tự ti. Mỗi người chúng ta ở những trường hợp nhất định phải biết cách phản đáp lại, giải thích cho người chưa hiểu, có như vậy mới là ý nghĩa của đức tính khiêm nhường.
Suy cho cùng ta thấy được sự quan trọng của đức tính khiêm nhường là vô cùng quan trọng. Đem những điều mình biết đi giúp cho người chưa biết, như vậy chẳng là thừa cùng chẳng là thiếu. Con người càng tiến bộ bao nhiêu thì các phải học được đức tính khiêm nhường bấy nhiêu. Nhất là đối với những thế hệ mới hiện nay.
3. Mẫu văn nghị luận về đức tính khiêm nhường số 3
Xã hội hiện đại ngày càng đi lên, đòi hỏi tính năng lực của con người cũng cao lên. Tuy nhiên bên cạnh tính năng lực đòi hỏi cao thì cũng đòi hỏi ở mỗi người cần có tính khiêm nhường. Trong xã hội nếu mỗi người đều tự có ý thức khiêm nhường hơn thì cuộc sống sẽ dễ dàng hòa hợp dung hòa với nhau hơn, còn nếu không thì sẽ khiến xã hội trở nên hỗn loạn.
Khiêm nhường là đức tính tốt của con người, khiêm nhường là không khoe khoang, không đố kỵ, biết lắng nghe người khác hơn và sẵn sàng nhận rồi sửa lỗi sai của mình hay còn nói là biết lắng nghe ý kiến của người khác đóng góp cho mình.
Để nhận biết một người con tính khiêm nhường không thì không khó, bạn chỉ cần nhìn vào tính cách và mối quan hệ xung quanh của họ là sẽ nhận ra. Một người khiêm nhường sẽ hòa nhã với mọi người, từ tốn trong từ lời nói và đặc biệt không đề cao bản thân hay khinh thường người khác. Người khiêm nhường không bao giờ cho rằng mình là nhà vô địch, nó sẵn sàng tiếp thu ý kiến mọi người đóng góp cho mình rồi sẽ sửa những lỗi mà bản thân chưa được.
Nhiều người hiểu nhầm rằng, khiêm nhường là tự hạ thấp mình, là sự tự ti nhưng thực sự điều đó hoàn toàn sai. Khiêm nhường là sẵn sàng tiếp thu những ý kiến đóng góp thiện chí chứ không phải là sẵn sàng nhận những lời chê bai về mình, sẵn sàng phản đáp lại những điều sai trong cuộc sống xung quanh. Mặt khác của khiêm nhường chính là tự mãn, cuộc sống luôn có ai mặt, có người khiêm nhường thì cũng có những người tự mãn. Họ cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ, những việc mình làm chẳng ai làm được và điều đó luôn đúng, luôn không biết lắng nghe ý kiến của người khác đến mình. Người tự mãn luôn bảo thủ như vậy, nếu cứ giữ mãi tính tự mãn trong mình thì chắc hẳn họ không thể tiến xa hơn, họ sẽ thụt lùi và luôn nhìn về vinh quang đã đi qua ở quá khứ.
Vậy nên mỗi người chúng ta cần phải biết chọn cho mình điều tốt đẹp để hướng đến, nếu mải mê tự mãn rồi ngủ sâu trong vinh quang thì sẽ chỉ làm bản thân thụt lùi. Khiêm nhường là một đức tính tốt mà ai trong chúng ta cũng đều cần có.
Hãy nhìn vào tấm gương tiêu biểu nhất là Bác Hồ, người đã dành của cuộc đời của mình cho nhân dân, cho đất nước mà không màng đến vụ lợi, bạn sống một lối sống giản dị mà phi thường. Đức tính tốt đẹp này đã giúp Bác đưa dân tộc Việt Nam ta trở nên có như ngày hôm nay, cuộc sống nhân dân Việt Nam hôm nay là nhờ có Bác, một vị lãnh tụ giản dị nhất trên thế giới này.
Hãy hiểu đúng về tính khiêm nhường, từ đó chúng ta hãy phát triển và hoàn thiện bản thân hơn.
Xem thêm >>> Nghị luận xã hội về lòng bao dung
Nghị luận xã hội về bảo vệ môi trường
Trên đây là những suy nghĩ về đức tính khiêm nhường mà Cunghocvui muốn gửi đến cho các bạn học, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp về bài viết thì bạn hãy để lại phía bên dưới comment nhé!