Luyện tập viết đoạn văn chứng minh- soạn văn 7
ĐỀ 1 : Tục ngữ có câu: " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Nhưng có bạn nói: “Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn" nàol Hãy nêu ý kiến riêng của em và chứng minh ý kiến đó là đúng.
Bài tham khảo
Mở bài: Tục ngữ có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Khi em đem câu này ra trao đổi với bạn An, An lại nói: “Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào! Em thây ý kiến của An cũng rất có lí nên muốn bàn thêm đôi lời về vấn đề này.
Thân bài: Trước hết ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. “Đi một ngày đàng” là hình ảnh biểu hiện sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ta đi ra ngoài, ta sẽ được gặp gỡ nhiều người, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay, được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách quy nghĩ, cách nhìn nhận đánh giá các vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó từ hiểu biết của ta được mở rộng hơn, nâng cao hơn. Ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải chỉ có sách vở mà chính thực tế cuộc sống cũng dạy cho ta rất nhiều điều cần thiết. Như vậy là đi một ngày đàng ta đã có thêm một “sàng khôn”. Trí khôn vein là một điều trừu tượng nhưng ở đây đã được cụ thể hóa, được xem như một vật có hình thể rõ ràng và có thể xếp lên sàng như một sàng ổi hay một sàng cam. Sàng: là dụng cụ đan bằng tre có công dụng chính là để sàng gạo loại bỏ thóc ra. Nhưng đôi khi người ta cũng dùng sàng để đựng thứ này thứ nọ. Hình ảnh sàng khôn hàm ý chỉ một khối lượng trí khôn lớn, một sô" lượng trí khôn nhiều. Đấy là ý nghĩa củà câu tục ngữ. Tuy nhiên bạn An nói cùng đúng: nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn”. Có thể xem như ý kiến của An là ý kiến bổ sung cho ý nghĩa của câu tục ngữ thêm hoàn chỉnh.
Kết bài: Tóm lại em thấy “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là đúng nhưng người đi phải luôn luôn có ý thức tìm hiểu, học hỏi đề tích luỹ thêm nhiều kiến thức mới. Nói một cách khác “đi một ngày đàng” chính là điều kiện tốt để người có ý thức học tập có được một “sàng khôn”.