[Kết nối tri thức] Soạn Thánh Gióng đầy đủ
[Kết nối tri thức] Soạn Thánh Gióng đầy đủ
Trước khi đọc
Đối với em, ai là người anh hùng? Người đó có những phẩm chất và thành tích gì khiến em ngưỡng mộ?
Theo em, anh hùng là những con người chiến đấu với nghịch cảnh, những sự bất công, cái xấu. Luôn là người bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người khác.
Em ngưỡng mộ người anh hùng vì họ luôn làm những điều bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người khác. Từ đó phần nào xóa bỏ đi những bất công, hướng tới một cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn.
Sau khi đọc
Câu hỏi 1: Nêu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu chuyện.
Thời gian: Vào thời vua Hùng, khi giặc Ân mang quân sang xâm chiếm nước ta.
Địa điểm: làng Phù Đổng
Hoàn Cảnh: Giặc Ân xâm chiến nước ta. Vua Hùng đã nhiều phen xuất trận nhưng đánh không nổi. Vua cho xứ giả đi tìm bậc hiền tài cứu nước.
Câu hỏi 2: Gióng đã ra đời một cách kỳ lạ như thế nào?
Sự ra đời kỳ lạ của Gióng: Bố mẹ Gióng là đôi vợ chồng nghèo, chăm làm ăn và có tiếng phúc đức. Mẹ Gióng là người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng vẫn chưa có con. Một sáng khi ra đồng bà thấy một dấu chân to hơn người bình thường. Bà đặt chân ướm thử, về nhà không ngờ bà đã thụ thai. Bà sinh ra một em bé khôi ngô.
Câu hỏi 3: Chỉ ra ý nghĩa của các chi tiết sau:
a. Câu nói của Gióng: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”.
Câu nói của Thánh Gióng thể hiện tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Dù là người già hay trẻ nhỏ đều sẵn sàng đứng lên đánh đuổi giặc xâm lược, bảo vệ đất nước.
b. Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo, thổi cơm cho Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc
Thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc ta. Cả nước đồng lòng cùng nhau chống quân xâm lược. Đồng thời đây còn thể hiện người anh hùng là Thánh Gióng lớn lên từ vòng tay của nhân dân. Người anh hùng xuất hiện từ nhân dân, mang trên mình nguyện vọng của nhân dân.
c. Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ khổng lồ
Đây là chi tiết kỳ ảo. Thể hiện ý chí, sức mạnh của người anh hùng.
d. Ngựa sắt phun ra lửa, gươm sắt loang loáng như chớp giật và bụi tre hai bên đường đã hỗ trợ Gióng trong quá trình đánh giặc
Hình ảnh Gióng sử dụng tre bên đường để đánh đuổi giặc thể hiện sự vượt lên khó khăn của người anh hùng để đánh đuổi giặc xâm lược, kẻ xấu. Bên cạnh đó, cây tre còn là loài cây thân thuộc của người Việt ta, thể hiện cho những đức tính tốt đẹp của dân tộc ta.
e. Gióng đánh giặc xong, cởi giáp bỏ nón lại và bay thẳng lên trời
Thánh Gióng về với cõi bất tử. Qua đó, cho thấy thái độ ngợi ca, tôn trọng của nhân dân đối với những người anh hùng.
Câu hỏi 4: Chiến công phi thường mà Gióng đã làm nên là gì? Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng
Bằng sức mạnh phi thường, Gióng đã làm nên chiến công phi thường, đánh tan hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Sau khi đánh tan giặc xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc rồi bỏ lại áo giáo một mình một ngựa bay về trời. Người anh hùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu nước không màng danh lợi, phần thưởng, trở về tiên giới. Gióng đến trần gian chỉ với một mục đích duy nhất đó là dẹp quân xâm lược để mang lại bình yên cho nhân dân, cho đất nước. Điều đó càng đậm tô hơn nữa phẩm chất anh hùng của Thánh Gióng. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc.
Hình tượngThánh Gióng thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quật cường, mạnh mẽ của dân tộc thông qua việc xây dựng hình tượng người anh hùng gắn với những chi tiết thần kì vô cùng đặc sắc. Chính