Đăng ký

Kể lại chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em

Kể lại chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em

Kể lại chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em

      Vào thời Hùng Vương thứ sáu, tại làng Phù Đồng có đôi vợ chồng già. Họ nổi tiếng vì chăm làm, phức đức. Thế nhưng buồn thay họ lại không có mụn con nào để chăm sóc khi về già.

      Một ngày nọ, khi ra đồng, người vợ nhìn thấy một dấu chân kỳ lạ. Dấu chân đó to hơn chân người bình thường. Thấy tò mò nên người vợ đã ướm chân thử. Kỳ lạ thay, về nhà người vợ thụ thai. Mang thai 12 tháng, người vợ sinh ra một bé trai nhưng cậu bé ba tuổi mà vẫn không biết nói cười, đặt đâu nằm đấy.

      Lúc bầy giờ, nước Ân cho quân sang xâm chiến nước ta. Thế giặc vừa mạnh vừa nhanh khiến vua vô cùng lo lắng. Vì thế đã cho xứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài giúp nước. Gióng nghe xong bèn bảo mẹ gọi xứ giả vào để thưa chuyện. Khi sứ giả đến, cậu bé bảo xứ giả hãy bảo nhà vua chuyển bị cho mình một con ngựa sắt, một bộ giáp sắt, một cái gậy bằng sắt cậu bé sẽ giúp nhà vua đánh tan quân giặc.

      Sứ giả vô cùng mừng rỡ và về tâu với nhà vua. Nhà vua đã cho người làm ngày làm đêm để chuẩn bị những gì Gióng yêu cầu.

      Càng kỳ lạ hơn khi từ sau hôm gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, quần áo vừa may đã chật. Hai vợ chồng bao nhiêu cũng không đủ nuôi còn vì thế phải nhờ bà con hàng xóm. Bà con cũng vui lòng góp gạo để nuôi cậu bé. Vì ai cũng mong có thể đánh tan quân giặc, bảo vệ tổ quốc.

      Khi giặc đến chân núi Trâu Sơn ai đấy đều vô cùng hoảng hốt và lo sợ. Cùng lúc đó, sử giả đã mang áo giáp sắt, ngựa sắt, voi sắt đến. Gióng vươn vai một cái bỗng thành một tráng sĩ cao lớn. Tráng sĩ bước đến vỗ vai mông ngựa, bỗng dưng ngựa hí vang mấy tiếng. Gióng nhanh chóng mặc áo giáo vào, cầm roi sắt và cưỡi lên lưng ngựa. 

      Gióng cùng ngựa sẵn phi thẳng đến chỗ đóng quân của địch. Ngựa phun lửa, tráng sĩ cần gậy sắt đánh giặc, chúng chết như ngả rạ. Gậy sắt gẫy, Giống không hề chần chờ nhổ tre ven đường quật vào giặc. Giặc Ân tan vỡ. Đám giặc còn lại dẫm đạp lên nhau mà trốn về nước.

      Đến đây, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi. Cưởi bỏ áp giáp, sau đó cả người và ngựa bay lên trời và biến mất. Để ghi nhớ công ơn, vua đã ghi nhớ và phong làm Phù Đổng thiên vương, lập miếu thờ tại quê nhà. Đến nay, hàng năm, làng đều mở hội để nhớ về người.

shoppe