Đăng ký

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự- Soạn văn lớp 6

3,167 từ Soạn bài

    Câu 1: Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:

   -  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

  -  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.

  -  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

  -  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

   a) Gặp các trường hợp đã nêu, người nghe muốn hiểu biết một câu chuyện, một nhân vật, một sự việc nào đó và người kể phải nói rõ câu chuyện đó, nhân vật đó, sự việc đó.

  b) Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, người kể phải kể về những việc làm tốt của Lan, về cách đôi xử tốt với bạn bè, về sự cô gắng của Lan trong học tập, trong lao động v.v.. Có như thế người nghe mới hiểu Lan là người bạn tốt, câu chuyên kể mới có ý nghĩa đúng.

   - Còn nếu kể về An thôi học mà không nói gì tới việc thôi học thì câu chuyện không còn có ý nghĩa.

   Câu 2: Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản này cho ta biết những điều gì? Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng?

   Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện. Truyện bắt đầu từ đâu, diễn biến như thế nào, kết thúc ra sao? Từ thứ tự các sự việc đó, em hãy suy ra đặc điểm của (phương thức) tự sự.

   Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự cho ta biết nhiều điều, nhiều sự việc liên quan đến nhau:

  • Sự việc bà lão ướm chân và thụ thai dẫn đến sự việc bà sinh ra cậu bé ba năm không nói, không cười, không đi.
  • Sự việc sứ giả rao tìm người tài giỏi để chống giặc Ân dẫn đến sự việc cậu bé bỗng cất tiếng nói gọi sứ giả vào và yêu cầụ cung cấp những thứ bằng sắt để đánh giặc. Sự việc này lại dẫn đến sự việc chú bé lớn nhanh  như thổi, dân làng phải cùng góp cơm gạo để nuôi chú, rồi sau đó là sự việc ngựa sắt, roi sắt được đưa đến làng. Sự việc này lại dẫn đến sự việc chú bé đứng dậy, vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn, lẫm liệt khác thường.

   Sự việc này lại dẫn đến sự việc tráng sĩ nhảy lên ngựa sắt, ngựa phun lửa phi ra trận và người ngựa cùng xông pha diệt giặc. Sự việc roi sắt gãy dẫn đến sự việc tráng sĩ nhổ tre đánh giặc. Sự việc đánh giặc dẫn đến sự việc giặc thua chạy tan tành và tráng sĩ cưỡi ngựa bay về trời. Sự việc này dẫn đến sự việc lập đền thờ và mỗi năm dân làng lại mở hội lớn để tưởng niệm người anh hùng cứu nước.

   Như vậy truyện thể hiện được ý nghĩa ca ngợi thành tích đánh thắng giặc ngoại xâm của người anh hùng cứu nước, Thánh Gióng.

   Tóm tắt:

  • Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này

dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

  • Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn

dề và bày tỏ thái độ khen chê.

   II. LUYỆN TẬP
  1. Đọc mẩu chuyện đã cho và trà lời câu hỏl:
  • Trong truyện này, phương thức tự sự thể hiện như sau: các sự việc được trình bày thành chuỗi: việc ông già đốn củi xong phải mang củi về. Việc mang củi về dẫn đến việc ông già kiệt sức và thốt ra lời nói tỏ ý muốn Thần Chết đến mang lão đi. Sự việc này dẫn đến sự xuất hiện của Thần Chết và câu hỏi của Thần Chết.

    Sự việc Thần Chết hỏi khiến lão già sợ và lại nói: muôn nhờ Thần Chết nhấc hộ bó củi lên.

  • Truyện này có ý nghĩa như sau: con người dù hoàn cảnh khó khăn nào vẫn muốn được sống.

   2. Bài thơ Sa bẫy là một bài thơ tự sự vì bài thơ kể chuyện vể bé Mây và mèo con.

  • Kể lại câu chuyện bằng miệng cần chú ý các chi tiết: bé Mây và mèo con rủ nhau đánh bẫy chuột nhắt bằng cách dùng cạm sắt, trong cạm có cá nướng ngon gài làm mồi nhử chuột bò vào. Hai bạn chắc mẩm chuột sẽ sa bẫy vì chúng ngốc nghếch, tham ăn. Hai bạn cười đắc chí.

   Đêm nằm ngủ bé Mây mơ thấy trong lồng có rất nhiều chuột và mèo con đem chúng ra xử khiến chúng khóc sướt mướt xin tha chết.

   Sáng mai vào bếp Mây thấy bẫy đã sập nhưng trong lồng cá mồi đã hết mà chẳng có con chuột nào, chỉ có mèo con nằm ngủ!

    3. - Văn bản Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba cổ nội dung tự sự vì nó kể lại sự việc về trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba tại Huế: thời gian khai mạc, các thành phần tham gia, thời gian bế mạc, mục đích của trại.

  • Văn bản Người Âu Lạc đánh tan quân xâm lược cũng có nội dung tự sự vì văn bản này kể lại quá trình người Âu Lạc đánh tan quân Tần: thời gian quân Tần sang xâm lược, lực lượng của quân Tần, sự đô hộ của quân Tần. Người Lạc Việt chống lại quân Tần bằng cách đánh lâu dài với những căn cứ lập trong rừng sâu, núi cao. Thục Phán là người tài giỏi được tôn làm người chỉ huy. Quân Tần luôn bị đánh tỉa, bị tiêu hao dần lực lượng.

   Qua nhiều năm chiến đấu, người Âu Lạc giết được nhiều quân địch, tướng Đồ Thư của chúng cũng phải bỏ mạng, sau cùng chúng phải rút chạy.

  • Tự sự đây có vai trò trình bày diễn biến của sự việc dẫn đến một kết thúc.

    4. Kể câu chuyện cho biết vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng, cháu Tiên:

  • "Ngày xưa, có một vị thần tên là Lạc Long Quân, là con của thần Long Nữ. Thần sinh ra miền đất Lạc Việt, quen ở dưới nước, nhưng có lúc cũng lên trên cạn sống. Thần khỏe mạnh khác thường, lại có nhiều phép lạ nên trừ diệt được nhiều loài yêu quái làm hại dân lành. Thần lại biết dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.

   Khi Lạc Long Quân gặp được nàng Âu Cơ thuộc dòng họ thần Nông, một người con gái đẹp tuyệt trần, thì hai người đã kết duyên chồng vợ.

   Âu Cơ có thai rồi đẻ ra một bọc trăm trứng. Trám trứng nở thành một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ, khỏe mạnh như thần.

  Khi các con đã khôn lớn, hai người từ biệt nhau. Âu Cơ cùng năm mươi người con lại chốn non cao vì nàng vốn dòng tiên. Còn Lạc Long Quân thuộc nòi rồng thì dẫn năm mươi con xuống biển. Tuy kẻ miền núi, người vùng biển nhưng vẫn luôn hỗ trợ lẫn nhau.

   Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương. Các vua Hùng là tổ tiên của người Việt Nam ta.

   Cũng vì lẽ đó mà người Việt Nam tự xem nguồn gôc của mình là con Rồng, cháu Tiên".

   5. Trong cuộc họp lớp đầu năm Giang đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng, vì bạn Minh đã chăm học, học giỏi lại thường hay giúp đỡ bạn bè.

   Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn trong lớp cùng bỏ phiếu bầu cho Minh:

   "Thưa các bạn!

Hôm nay lớp ta họp bầu lớp trưởng. Tôi xin trận trọng giới thiệu bạn Minh. Theo tôi, bạn Minh xứng đáng nhận nhiệm vụ lớp trưởng của lớp ta vì bạn Minh là một học sinh rất chăm chỉ học bành. Suốt năm học, ngày nắng cũng như ngày mưa, mùa hè cũng như mùa đông, bạn Minh chưa hề đến lớp trễ giờ, bạn ấy lại càng không bỏ một buổi học nào.

   Kết quả học tập của bạn ấy thì chúng ta đều đã biết: năm ngoái, lớp 5, bạn ấy đã đạt thủ khoa của kì thi hết cấp 1 và được nhận giấy khen cũng như phần thưởng của Sở Giáo dục - Đào tạo, của Phòng Giáo dục - Đào tạo và của trường. Tuy học giỏi, đạt toàn điểm cao nhưng bạn Minh không kiêu căng tự phụ mà luôn hòa nhã gần gũi bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ các bạn còn yếu cùng vươn lên. Tôi nghĩ chúng ta nên bỏ phiếu bầu cho bạn Minh để lớp ta có một lớp trưởng gương mẫu".

Chú ý

  • Cẩn hiếu được nội dung, ý nghĩa, một số yếu tổ nghệ thuật tiêu biểu cua truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Kể tại được câu chuyện.
  • Hiểu thế nào là nghĩa của từ và nắm được một số cách giải thích nghĩa của từ  Nắm được vai trò và ý nghĩa của các yếu tố sự việc và nhân vật trong văn tự sự, chỉ ra và vận dụng các yếu tố trên khi đọc hay kể một vài câu chuyện.                                                                                                         ' 
shoppe