Soạn bài Thạch Sanh- Soạn văn lớp 6
Câu 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muôn thể hiện điều gì?
- Sự ra đời của Thạch Sanh bình thường ở chỗ cậu bé này sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mẹ lại mất sớm chi để lại cho con một cái búa. Cậu cũng là một đứa trẻ mồ côi như bao nhiêu đứa trẻ mồ côi khác.
Tuy nhiên sự ra đời của Thạch Sanh lại có những chỗ rất khác thường vì cậu là thái tử ở trên trời, được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con hai vự chồng già để thưởng cho tấm lòng thương người của họ.
Bà mẹ Thạch Sanh có thai mấy năm rồi mới sinh ra chàng (trong khi mọi người bình thường chỉ mang thai khoảng chín tháng mười ngày). Khi chàng biết dùng búa, Ngọc Hoàng lại sai thiên thần xuống dạy cho võ nghệ và phép thuật.
- Kể về Thạch Sanh như vậy, nhân dân đã có ý muốn đề cao nhân vật Thạch Sanh. Chàng là một người lao động nghèo, chuyên nghề đốn củi nuôi thân, nhưng lại có nhiều tài năng để có thể chống chọi lại và tiêu diệt những thế lực hung tàn gian ác làm hại nhân dân.
Câu 2: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những thử thách ấy?
Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh dã phải trải qua nhiều thử thách lớn lao như đánh nhau với chằn tinh trừ hại cho dân, bắn bị thương đại bàng rồi xuống hang của nó vung búa giết chết nó, cứu dược công chúa ra khỏi hang. Chàng còn bị hồn của chằn tinh và đại bàng trả thù, bị giam vào ngục thất. Sự dối trá lừa đảo của tên Lý Thông nham hiểm cũng là những thử thách nghiệt ngã mà Thạch Sanh phải vượt qua.
- Qua những lần thử thách ấy, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp như: chất phác, thật thà, dễ tin người nhưng cũng rất dũng cảm, có võ nghệ cao cường, có sức chiến đấu phi thường nên không sợ bât cứ một loài yêu ma quỷ quái nào và đá luôn chiến thắng chúng. Chàng còn là một con người trung thực không tham lam nên không nhận vàng bạc do vua Thủy Tề biếu mà chỉ xin một cây đàn.
Câu 3: Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này.
Hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động:
Câu 4. Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em nãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.
Vì thế không cần phải dàn quân đánh giặc, Thạch Sanh chỉ gảy đàn lên là quân địch đã phải tan rã, đầu hàng. Tất nhiên đó là cây đàn thần mà âm thanh của nó có một sức mạnh thần kì giúp cho Thạch Sanh chiến thắng.
Tiếng đàn Thạch Sanh thể hiện ước mơ về công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Niêu cơm Thạch Sanh thể hiện ước mơ về sản xuất: mùa màng tươi tốt Câu 5: Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lý Thông phải chết, còn Thạch Sanh thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu một số ví dụ. : Qua cách kết thúc, mẹ con Lý Thông phải chết, Thạch Sanh thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua, nhân dân ta muốn thể hiện lẽ công bằng trong xã hội, công lý phải được thực hiện, cụ thể là người tài đức như Thạch Sanh phải có vị trí cao trong xã hội, phải được hưởng hạnh phúc và vinh hoa phú quý, còn kẻ gian xảo lọc lừa, dối trá nham hiểm như mẹ ton Lý Thông thì phải trừng phạt ruột cách thích đáng.
Trong truyện Sọ Dừa, cô út hiền lành, giàu lòng thương người cũng được hưởng hạnh phúc bên người chồng khôi ngô tuấn tú, tài giỏi, còn hai người chi kiêu kì, độc ác thì phải bỏ đi biệt xứ. Tóm tắt: Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tỉnh, diệt đại bàng cứu người bị nạn, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Truyện có nhiều chỉ tiết tưởng tượng thần kì, độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời và lớn lên khác lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần...). II. LUYỆN TẬP
|