Đăng ký

Soạn bài Sự tích hồ Gươm - Soạn văn lớp 6

2,627 từ Soạn bài

    1. Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

   - Đức Long Quân là Lạc Long Quân. Vì không muốn con cháu phải sống mãi dưới ách đô hộ của kẻ thù tàn bạo, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để đánh đuổi giặc, đem lại độc lập cho nước, bình yên cho dân.

   2. Lê Lợi đỗ nhận được gươm thẩn như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lồ Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

   - Lê Lợi đă dược đức Long Quân cho mượn gươm thần theo một cách đặc biệt: Long Quốn làm cho gươm mắc vào lưới của Lê Thận tới ba lần. Hai lần đầu Thận chỉ coi đó là thanh sắt rỉ, đă cầm ném xuống sông, mãi tới lần thứ ba, Lê Thận mới nhìn kĩ và nhận ra đó là một lưỡi gươm. Đến khi lưỡi gươm phát ra ánh sáng ở trong căn lều tối, Lê Lợi mới phát hiện hai chữ "Thuận Thiên" nhưng vẫn chưa biết đó là gươm báu. Mãi tới lúc, khi qua khu rừng Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn đa mới biết đó là cái chuôi gươm nạm ngọc và sau dó mới đem gươm tra vào chuôi thì thấy vừa như in.

   - Cách cho mượn gươm khác thường này mang nhiều ý nghĩa:

  • Đây là thanh gươm thần, do thần Long Quốn cho mượn nên không thể trao tay theo cách thức thông thường.
  • Cách cho mượn này làm cho mọi người phải tăng dần sự chú ý tới thanh gươm để cuối cùng mới nhận thức được giá trị lớn của nó.
  • Hình ảnh lưỡi gươm nằm dưới nước, chuôi gươm lại treo trên rừng nhưng vẫn gặp nhau và làm thành một thanh gươm hoàn chỉnh như muôn nói lên sự đoàn kết, sự hợp nhất của nhân dân miền đồng bằng sông nước và miền rừng thẳm non cao trong sự nghiệp đánh giặc cứu nước.
  • Hinh ảnh Lê Thận bắt được lưỡi gươm, Lê Lợi tìm thấy cái chuôi gươm như muốn nói người cầm gươm chỉ đạo cuộc kháng chiến là Lê Lợi nhưng công sức đánh giặc là sự đóng góp của nhiều người, nhiều tướng tài, nhiều quân lính và nhân dân trong đó Lê Thận, một người đánh cá bình thường.

   Câu 3: Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đốì với nghĩa quân Lam Sơn.

   Gươm thần đã tỏ rõ sức mạnh của mình trong cuộc chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn: Nó làm cho mọi người thêm tin tưởng ở Lê Lợi vì cho rằng Lê Lợi đúng là một minh chủ được Trời phó thác cho việc lớn. Nó làm cho tinh thần đoàn kết của nhân dân dưới sự lãnh đạo của  Lê Lợi và ý chí chiến đấu đánh quân xâm lược của quân tướng ngày càng cao. Nó làm nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Lưỡi gươm thần trong tay Lê Lợi tung hoành khắp các trận địa làm quân Minh bạt vía kinh hồn. Nó làm cho danh tiếng của nghĩa quân vang dội khắp nơi. Gươm thần như một biểu tượng của lòng tin, của sức mạnh, mở đường cho quân ta đi tới chiến thắng hoàn toàn.

   Câu 4: Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như hế nào?

   Một năm, sau khi đã chiến thắng quân Minh, đất nước ta đã thật sự yên vui, thanh bình, Long Quân mới cho đòi lại gươm.

   Cảnh đòi gươm và trao trả gươm thiêng đã diễn ra khác lạ. Khi vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo trên hồ Tả Vọng thì tự nhiên có con rùa lớn nhô đầu lên rồi bơi nổi hẳn trên mặt nước và nói với nhà vua: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Rùa há miệng, đớp lấy thanh gươm và lặn xuông nước. Gươm và Rùa đã chìm đáy nước mà  người ta vẫn còn thấy vệt gì sáng le lới dưới mặt hồ xanh.

    Đó là một Cảnh tượng kĩ lạ, đẹp đẽ mang tính chất thiêng liêng, thần bí.

   Câu 5: Thảo luận: Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm

   Các em thảo luận đổ tìm ra "Ý nghía của sự tích Hồ Gươm" xung quanh các ý cơ bản sau đây:

   Truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân trong cuộc khởi nghía Lam Sơn do Lô Lợi lánh dạo. Truyện cũng giải thích tên hồ Hoàn Kiếm, một hồ nước đẹp nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội mà ngày, nay giữa hồ còn có tháp Rùa. Tên hồ Hoàn Kiếm có ý nghĩa đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc khống chiến chống quân Minh xâm lược, thể hiện ước vọng hòa bình của dân tộc ta.

   Câu 6: Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng? Theo em, hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?

   Trong kho tàng truyện cổ Việt Nam, ngoài truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm còn có truyền thuyết An Dương Vương xây Loa Thành (hay Thần Kim Quy tức Rùa Vàng đã hiện lên giúp An Dương Vương trấn áp ma quỷ, xây dựng xong Loa Thành, lại còn cho nhà vua một móng của mình làm lẫy nỏ thần dùng để chống giặc rất hiệu nghiệm. Khi nỏ thần bị Trọng Thủy đánh  cắp, nhà vua thất trận cùng con gái chạy trốn ra bờ biển, Thần Kim Quy lại hiện lên báo cho nhà vua biết kẻ làm mất nước chính là người đang ngồi sau  ngựa của nhà vua (chính Mị Châu do ngây thơ, thiếu cảnh giác đã tạo điều kiện cho Trọng Thủy đánh cắp được lẫy nỏ thần dẫn đến cảnh nước mất nhà tan).

   • Trong truyền thuyết Việt Nam, hình tượng Rùa Vàng tượng trưng cho sức mạnh lớn lao, cho tính chất chính nghĩa, cho lẽ phải,lẽ cộng bằng, và ý chí quyết thắng xâm lươc của nhân dân ta.

    II. LUYỆN TẬP

  1. Đọc kĩ phần Đọc thêm theo hướng dẫn của SGK Ngữ văn 6, tập một.
  2. Tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuồi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc vì những người sáng tác ra truyền thuyết này hiểu rõ cuộc chiến đấu chống quân Minh không phải chỉ có Lê Lợi đứng lên đánh giặc mà quan trọng hơn còn cả đông đảo quần chúng nhân dân và binh tướng. Vì thế khi cho mượn gươm, thần đã trao lưỡi gươm, phần quan trọng nhất của thanh gươm cho một người lao động đại diện cho nhân dân, còn chuôi kiếm thì trao chọ Lê Lợi để xác định rõ vai trò chỉ huy của ông. Khi chuôi kiếm và lưỡi kiếm đã hợp nhất lại cũng như khi nhân dân và quân đội của ta đã đồng tâm đoàn kết tập hợp xung quanh vị chủ soái tài ba Lê Lợi thì chúng ta sẽ có sức mạnh vô địch đánh bật bọn xâm lược hung, hỗn bạo tàn ra khỏi đất nước ta. 
  3.  Lê Lợi nhận kiếm Thanh Hóa nhưng trả kiếm Hồ Gươm chứng tỏ rằng đất nước ta cũng thật rộng lớn và ta đã thống nhất được giang sơn nên đâu cũng là non nước Việt Nam. Hơn nữa, lúc này nhà vua đã định đô Thăng Long (Hà Nội) mở đường cho một thời đại yên bình, thịnh trị thì việc trả gươm hồ Hoàn Kiếm nằm giữa kinh đô càng nổi bật lên nhữ một sự kiện lịch sử cực kì quan trọng của dân tộc ta, đất nước ta.Nếu Lê Lợi trả kiếm Thanh Hóa thì câu truyện bị thu hẹp lại trong phạm vi một địa phương và bị giảm đi cái ý nghĩa tượng trưng tiêu biểu liên quan đến vận mệnh của đất nước.
 

 

Tags
shoppe