Đăng ký

Soạn bài: Sự giàu đẹp của tiếng việt - Soạn văn 7

1,472 từ Văn mẫu

Câu 1. Tìm bố cục của bài vàn và nêu ý chính của mỗi đoạn.

   Bố cục: Gồm ba phần:

   - Phần mở bài (Nêu vấn đề): Từ đầu cho đến “... đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”.

     Ý chính: Người Việt Nam có thể tự hào và tin tưởng vào tiếng Việt, một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

   - Phần thân bài (Chứng minh vấn đề): Từ chỗ “Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó...” cho đến “...mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ...”

     Ý chính: Tiếng Việt đẹp và hay về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngày càng phát triển để thỏa mãn mọi yêu cầu của xã hội.

  - Phần kết luận (Kết thúc vấn đề): Câu cuối của bài.

     Ý chính: Khẳng định sức sống của tiếng Việt.

Câu 2. Hãy cho biết nhận định: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” đã được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn như thế nào?

   Nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” đã được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn này như sau:

   - Tiếng Việt hài hòa về mệt âm hưởng, thanh điệu.

   - Tiếng Việt rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.

   - Tiếng Việt có đầy đủ khả náng để diên đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam.

Câu 3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào?

   Tác giả đã chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt với nhiều chứng cứ đưpc sấp xếp như sau:

   + Nêu một số ý kiến của người nước ngoài:

    - Người nước ngoài tuy chưa hiểu tiếng ta, nhưng nghe người Việt Nam nói họ đâ thấy tiếng Việt rất giàu nhạc tính.

   + Một giáo sư nước ngoài nhận định rằng tiếng Việt đẹp và rất rành mạch trong lờỉ nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ.

    + Phân tích dặc điểm của tiếng Việt để chứng minh:

      - Tiếng Việt gồm hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú.

      - Tiếng Việt giàu về thanh điệu, giàu hình tượng ngữ âm như âm giai trong âm nhạc.

Câu 4. Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt đã được thể hiện ở những phương diện nào? Em hãy tìm một số dẫn chứng cụ thể đế làm rõ các nhận định của tác giả. 

   Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện sau:

     - Từ vựng tiếng Việt luôn được bổ sung ngày càng nhiều thêm để biểu hiện các khái niệm mởỉ.

     - Ngữ pháp cũng ngày càng phát triển uyển chuyển hơn, chính xác hơn.

     - Tiếng Việt có khả năng thỏá mãn mọi yêu cầu của đời sống văn hóa ngày càng phức tạp hơn về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ...

Sau đây là một số dẫn chứng để làm rõ thêm các nhận định của tác giả:

    Ví dụ về mặt từ vựng, tiếng Việt đã Việt hóa nhiều từ Hán để sử dụng trong việc viết các văn bản hoặc trong giao tiếp hàng ngày. Các từ độc lập, tự do, hạnh phúc, học tập, công tác, bố trí, phân công, lãnh đạo, cán bộ, điều hành, hiệu trưởng, học sinh, giáo viền, giám thị, giám khảo, lưu bút, kỉ niệm, kí ức, khoa học, mĩ nghệ, văn bản, nghị luận... đã trở nên quá quen thuộc và thông dụng đối với người Việt Nam. Nhiều thứ tiếng nước ngoài khác cũng đã trở thành tiếng Việt như: Xô viết, xà bông, ô tô, ti vi, mít tinh, cà vạt, (áo) sơ mi, (khăn) mùi soa, xa lông, com pa...

Câu 5. Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài là gì? 

    Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận bài văn này là: Với lối văn thật trong sáng, mạch lạc, tác giả đã đưa ra những lí lẽ chặt chẽ kèm theo các dẫn chứng xác đáng để chứng minh sự giàụ đẹp của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp tạo nên một sức thuyết phục cao.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ!
Chúc các bạn học tốt ngữ văn. 

shoppe