Soạn bài So sánh(Tiếp theo)- Soạn văn lớp 6
I. CÁC KIỂU SO SÁNH
- Tìm phép so sánh trong khổ thơ sau:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
- Những ngôi sao thức ngoài kia - được so sánh với: mẹ đà thức vì chúng con.
- Mẹ được so sánh như ngọn gió.
2. Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có khác nhau:
- Ở phép so sánh thứ nhât từ ngữ chi ý so sánh là: chẳng bàng.
- Ở phép so sánh thứ hai từ ngừ chỉ ý so sánh là: là (ngụ ý ngang bằng).
3• Tìm th êm nhừng từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng: như, giống như, y như, hệt như, tương tự...
• Tìm thêm những từ ngữ chỉ ý so sánh không ngang bằng: hơn, kém, thua... Chú ý:
Có hai kiểu so sánh:
— So sánh ngang bằng;
— So sánh không ngang bằng.
II. TÁC DỤNG CỦA SO SÁNH
- Tìm phép so sánh trong đoạn văn đã cho:
- Có chiêc tựa mũi tên nhọn...
- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không...
- Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại, rụt rè...,
2. Trong đoạn vãn trên, phép so sánh có tác dụng: •
- Đối với việc miêu tả sự vạt, sự việc: phép so sánh làm cho sự vật, sự việc trở nên sinh động hơn, mỗi chiếc lá rơi theo một cách riêng, mỗi chiêc lá cũng có hồn riêng.
- Đôi với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: qua cắc hình ảnh so sánh người viết đã thể hiện rõ tình cầm vui buồn và còn gửi vào đó những suy nghĩ về cuộc đời, về lẽ tử sinh.
Ghi nhớ:
So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.