Đăng ký

Soạn bài Phương pháp tả người- Soạn văn lớp 6

2,398 từ Soạn bài

   1.Đọc đoạn văn

   2. Trả lời các câu hỏi

   Mỗi đoạn văn trên tả ai? Người được tả có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?

  Đoạn 1 tả dượng Hương Thư. Dượng Hương Thư có các đặc điểm sau: có thân thế vạm vỡ, cường tráng; có thái độ kiên quyết và dũng cảm khi vượt thác.

  Các đặc điểm đó thể hiện ở các từ ngữ và hình ảnh sau: như một pho tượng đồng đúc; các bắp thịt cuồn cuộn; hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp. mắt nầy lửa; ghì trên ngọn sào; giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

  - Đoạn 2 miêu tả Cai Tứ. Cai Tứ có các đặc điểm sau: người gầy, nhỏ, khuôn mặt toát ra một vẻ xảo trá không ngay thẳng và hợm hĩnh.

   Các đặc điểm trên được thể hiện ở các từ ngữ và hình ảnh sau: thấp, gầy; má hóp lại; cặp lông mày lổm chổm trên gò xương; lấp lánh đôi mắt gian hùng, mũi gồ dòm xuống bộ râu mép lúc nào cũng hình như cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm tôi om như cửa hang trong đó đỏm đang mấy chiếc răng vàng hợm của:

- Đoạn 3 tập trung miêu tả hai nhân vật Quắm Đen và ông Cản Ngũ. Đó là hai đô vật tranh tài cao thấp trong một keo vật.

   • Quắm Đen có các đặc điểm sau: trẻ trung, nhanh nhẹn, có những thế đánh hóc hiểm, muôn mau chóng đánh bại đối thủ nên đã dốc hết sức ra để vật nhưng vẫn thua.

   Các đặc điểm đó thể hiện ở các từ ngữ và hình ảnh sau: lăn xả vào; đánh ráo riết; dùng cái sức lực đương trai; lấn lướt; hạ nhanh; những thế đánh lắt léo, hiểm hóc; vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường; như một con cắt luồn qua hai cánh tay ông Cản Ngũ ôm lấy một bên chân ông, bốc lên; loay hoay gò lưng lại; mồ hôi mồ kê nhễ nhại; Quắm Đen bị bại rồi, keo vật bị đánh bại một cách nhục nhã, cay đắng quá chừng.

   • Cản Ngũ có các đặc điểm sau: đã cao tuổi, chậm chạp nhưng có nhiều kinh nghiệm đâu vật và đặc biệt là có một sức mạnh tiềm ẩn mà nhìn bề ngoài không thể nhận thấy. 

   Các đặc điểm này được thể hiện qua các từ ngữ và hình ảnh sau: lờ ngờ, chậm chạp; dường như ông lúng túng; dang rộng tay ... xoay xoay chông đỡ, bước hụt, mất đà chúi xuống; ông đứng như cây trồng giữa sới; cái chân tựa bằng cây cột sắt; lúc lâu ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như ta giơ con ếch có sợ dây buộc ngang bụng 

   b) Trong các đoạn văn trên, đoạn 1 và đoạn 2 tập trung khắc họa chân  dung nhân vệt, đoạn 3 tả người gắn với công việc.                                 

  Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau 

    Trong đoạn khắc họa chân dung nhân vật thì cần tập trung miêu tả đặc điểm nổi bật của khuôn mặt (bên cạnh đó có thể miêu tả thêm vài nét vẻ thân thể, dáng người).                                                                                         

   Trong đoạn tả người gắn với công việc cần tập trung miêu tả các hành động của nhân vật và thái độ thế hiện trong công việc.

   c) Đoạn văn thứ ba có ba phần:

   Phần mở đầu: Từ đầu đến ... nổi lên ầm ầm. Phần này giới thiệu sơ người cầm trịch và hai đồ vật trước trận đâu.

   Phần thân bài: Từ chỗ "Ngay nhịp trống đầu ... (đến chỗ)... buộc sợi dây ngang bụng vậy". Phần này đi sâu vào miêu tả các hành động thật cụ của hai đồ vật trong trận đấu và kết quả của trận đấu.

   Phần kết bài: Từ chỗ "Các đô ngồi quanh sởi" ... cho đến hết. Phần nà nói lên thái độ khâm phục của những người ngồi xem trước sự chiến thắng vẻ vang của ông Cản Ngũ.

- Nếu phải đặt tên cho bài văn này ta có thể đặt : Keo vật của ông Cản Ngũ.

    II.LUYỆN TẬP

 

   Nêu các chi tiết tiêu biểu cần lựa chọn khi miêu tả:

 - Một cụ già cao tuổi:

  • Mái tóc trắng phau.
  • Râu dài.
  • Mắt yếu luôn phải mang kính.
  • Hai bàn tay xương xầu, trên da cổ nhiều vết nhỏ màu đen (thường gọi là da đồi mồi).
  •       Đôi chân đì lại chậm chạp, có khi phải chống gậy.

    -  Một em bẻ 4 - 5 tuổi:

     Bé Mai có thân hình mũm mĩm. Tay chân như tay chân của búp bê. Mái tóc đen dày được uốn quăn như sóng dợn. Nước da bé trắng hồng. Đôi mắt đen Uy luôn mở to một cách hồn nhiên. Bé đá biết đọc. Bé cầm cuốn sách có chừ in to đọc thong thà rỗ ràng một bài thơ ngắn. Bé bỏ sách xuông, ra chỗ để đồ chơi ầm em búp bê lên. Bé bế búp bê và ru nựng cho nó ngủ. Thấy mẹ về đèn ngõ, em bè cầm búp bê chạy ào ra đón mẹ.

2. Miêu tá một cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp:

                                                         Dàn bài

   Mở bài: Hôm nay, cô giáo Minh giảng bài văn mới. Cô nhắc chúng em mở sách giáo khoa ra cùng theo dõi. Cô kiểm tra vở soạn bài của một vài bạn rồi giờ học bắt đầu.

   Thân bài: Cô nắn nót viết đề bài lên bảng. Cặp mắt sáng long lanh, cô đọc to bài thơ cho cả lớp nghe với giọng đọc diễn cảm. Nét mặt cô biểu lộ niềm vui với ý thơ. Cô gọi hai bạn đọc lại bài và nhắc nhở các bạn phải đọc sao cho tốt. Cô đọc lại phần đầu bài thơ. Cô nêu một câu hỏi cho chúng em trả lời. Cô nhận xét về những lời phát biểu của chúng em rồi cô bắt đầu giảng giải. Cô vừa đưa mắt nhìn bao quát lớp vừa giảng bài như muôn truyền đạt cho chúng em những cảm nhận về cái hay cái đẹp cửa bài thơ. Cô gợi thêm một số vấn đề cho chúng em suy nghĩ thêm.

   Kết bài: Tiết học kết thúc, chúng em cảm thấy rất vui vì cô đã tiếp thêm cho chúng em tình yêu văn học và cuộc sống.

   3. Viết thêm vào các chỗ bỏ trống (trong ngoặc) trong đoạn văn sau:

   Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu, người ông đỏ như (đồng hun), to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (một pho tượng) ở trong đền. Đầu ồng buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vát.

   - Đoạn văn miêu tả ông Cản Ngữ trong tư thế chuẩn bị vào trận đấu vật.