Soạn bài Phương pháp tả cảnh- Soạn văn lớp 6
Câu 1: Đọc ba văn bản ở mục I. SGK và trả lời các câu hỏi:
a) Qua hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả trong một chặng đường vượt thác ta có thể hình đung ra những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông gió nhiều thác dữ vì:
Con người phải dũng cảm, nhanh nhẹn, mạnh mẽ, thạo việc, quen nghề, phải huy động trí lực của dầu óc và sức lực của toàn bộ cơ thể đến mức tối đa như dượng Hương Thư khi vượt thác chứng tỏ rằng việc vượt thác là cực kì khó khăn nguy hiểm: sức nước chảy rất mạnh, dễ dàng hất văng cả con thuyền xuống; dòng chảy thường hẹp và nông, thuyền rất dễ va vào đá nổi, đá chìm. Đó lấ cảnh sắc tiêu biểu của con sông có nhiều thác nước.
b. Văn bản thứ hai tả quang cảnh sông Năm Căn.
Người viết miêu tả cảnh vật theo thứ tự: từ kênh Bọ Mắt, đổ vào sông Cửa Lớn rồi xuôi về Năm Căn. Sau đó là cảnh sông Năm Căn mênh mông, ầm ầm đổ ra biển, cá bơi hàng đàn. Sau nữa là cảnh rừng đước dầy đặc hai bên sông như hai dãy trường thành vô tận.
c. Văn bản thứ ba có ba phần trọn vẹn:
- Phần thứ nhất từ đầu đến "màu xanh là màu của lũy tre". Phần này giới thiệu chung về lũy tre: một vành đai ba vòng kiên cố.
- Phần thứ hai miêu tả ba lớp tre ngoài, giữa và trong và cảnh lũ thay lá theo mùa tràn đầy sức sống. Phần này bát đầu từ "Lũy ngoài cùng
đến)... "lòng yêu quê hương của con người được bồi đắp lúc nào không rõ
- Phần thứ ba từ "Dưới gốc tre..." (đến)... "tình mẫu tử?" nói lên cảm nghĩ của tác giả vê sức sông bất diệt cùa lũy tre làng.
• Tác giả đã miêu tả lũy tre làng theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể.
II LUYỆN TẬP
Bài 1: Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn thì em sẽ miêu tả như thế nào?
a) Cần lựa chọn những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu sau:
- Cảnh thầy vào lớp, học sinh đứng dậy chào.
- Cảnh thầy viết đề bài lên bảng, cả lớp chép đề vào giấy làm bài.
- Cảnh cả lớp im lặng: chăm chú đọc đề - suy nghĩ để tìm ra hướng viết
bài rồi cặm cụi viết bài.
- Thầy ngồi trên bục theo dõi các em làm việc.
- Cảnh thầy thu bài vào cuối giờ.
b. Bài văn như vậy là được viết theo thứ tự thời gian.
c. Hãy viết mở bài và kết bài cho bài văn này:
- Mở bài: Trống báo giờ vào lớp đã vang lên. Chúng em từ sân chơi
cửa lớp xếp hàng. Chúng em vừạ vào ‘xong thì thầy giáo cũng bước vào. Cả
lớp đứng nghiêm theo lời hô của bạn lớp trưởng để chào thầy. Thầy cho chúng em ngồi xuống rồi nói: "các em lấy giấy ra, hôm nay chúng ta viết bài
tập làm văn tại lớp". Chúng em đã mang sẵn giấy làm bài và mọi người cùng đặt giấy lên bàn. Thầy vừa đọc vừa chép đã lên bảng. Chúng em cùng. viết theo. Việc làm bài bắt đầu trong im lặng.
- Kết bài: Khi trông báo hết giờ, cả lớp đã làm xong. Nhiều bạn dang tranh thủ xem lại bài viết. Thầy bắt đầu thu bài theo từng bàn. Khi cả lốp đã nộp bài đầy đủ, chúng em lại cùng đứng lên chào thầy. Thầy dã ra khỏi lớp. Chúng em ra về, vừa đi vừa trao đổi thêm với nhau về một số ý trong
Bài 2: Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì trong phần thân em sẽ miêu tả theo thứ tự nào?
- Sân trường vắng vẻ, lặng lẽ trước giờ ra chơi.
- Sân trường trở nên ồn ào, náo động trong giờ ra chơi.
- Sân trường trở lại im ắng sau giờ ra chơi.
Bài 3: Hãy đọc kĩ đoạn văn của Vũ Tú Nam trong bài tập 3 SGK- tr 47 và rút lại thành một dàn ý.
- Cảnh biển vào buổi sớm có nắng hồng.
- Cảnh biển vào một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng.
- Cảnh biển vào một ngày mưa rào.
- Cảnh biển vào một buổi sáng nắng yếu.
- Cảnh biển vào một buổi chtiều lạnh, nắng tắt sớm.
- Cảnh biển vào một buổi chiều dịu mát, nắng đã tàn.