Soạn bài Nghĩa của câu- Soạn văn lớp 6
I. NGHĨA CỦA TỪ LÀ GÌ
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị.
1. Mỗi chú thích gồm hai bộ phận Là:
- Phần từ được chú thích.
- Phần chú thích nghĩa của từ.
2. Bộ phận nào nêu lên nghĩa của từ?
Trong chú thích, bộ phận thứ hai nêu lên nghĩa cũạ từ.
3. Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình sau:
Hình Thức
________________
Nội Dung
- Nghĩa của từ ứng với phần Nội dung trong mô hình trên
II. CÁCH GIẲI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ
Chú ý:
Có thể giải thích nghĩa.của từ bằng hại cách chính như sau:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
- Đọc lại các chú thích ở phần I:
- lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.
- nao núng: lung lay, không vững lòng tin.
- tập quán: thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu Ịtrong đời sống, được mọi người làm theo.
2. Trong mỗi chú thích trên, nghĩa của từ đã được giải thích bằng cách nào?
Trong hai chú thích đầu, nghĩa của từ được giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
Trong chú thích thứ ba, nghĩa của từ được giải thích bằng cách nêu ra khái niệm mà từ biểu thị.
III. LUYỆN TẬP
- Đọc lại vài chú thích ở cíc truyện đã học. Cho biết các chú thich ấy giải thích nghĩa từ theo cách nào?
- Chúa tể: kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối những kẻ khác.
-> Đây là cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Dềnh lên: dâng cao —> Đây là cách đưa ra từ đồng nghĩa.
- Nhăng nháo: ngồng nghênh, không coi ai ra gì.
-> Đây là cách đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích.
- Thầy bói: người làm nghề mê tín, chuyên đoán việc lành, việc dữ cho người ta.
-> Đây là cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Chuyện gẫu: nói chuyện linh tinh cho qua thời gian.
-> Đây là cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Chần chẫn: tròn lẳn -> Đây là cách trình bày khái niệm, mà từ biểu thị.
- Hội: họp-> Đây là cách đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
- Tề tựu: cùng đến đông đủ.
-> Đây là cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Lên giọng: nói giọng bề trên.
-> Đây là cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Xướng lên: nêu ra, đề ra ý kiến.
-> Đây là cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Nao: lo sợ-> Đây là cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Tổ ấm: ở đây chỉ ơn huệ của tổ tiên, ông cha để lại.
-> Đây là cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Cắt: cử, phân công -> Đây là cách đưa ra từ đồng nghĩa.
2. Điển từ: học tập, học lỏm, học hỏi, học hành.
- học hành: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
- học lỏm: nghe hoặc nhìn rồi làm theo, không có ai dạy bảo.
- học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập.
- học tập: học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn.
3. Điền từ: trung gian, trung niên, trung bình.
- trung bình: ở khoảng giữa bậc thang đánh giá...!
- trung gian: ở giữa, có tính chất chuyển tiếp với hai sự vật.
- trung niên: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già.
4. Giải thích các từ sau theo những cách đã biết.
- Giếng: nơi người ta đào sâu xuống để lấy nước từ những mạch ngầm chảy ra. Giếng thường hình tròn, bờ thành xây bằng gạch.
- Biếu: đem quà đến tặng người có tuổi hoặc cương vị cao hơn mình.
- Rung rinh: lay chuyển nhẹ nhàng.
- Hèn nhát: không can đảm, dễ lùi bước trứớc khó khăn, dễ run sợ khi bị uy hiếp.
5. Trong truyện Thế thì không mất, cách giải thích từ mất của Nụ là không đúng vì mất đồng nghĩa với không tìm lụi được. Ông vôi bạc của chủ rơi xuống sông, không thể tìm lại được là đã mất rồi.