Đăng ký

Soạn bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh nhận xét trong văn miêu tả- Soạn văn lớp 6

1,881 từ Soạn bài

   1. Lập dàn ý để trình bày trước lớp:

   Một vài nét gợi ý: (lập dàn ý)

   a. Kiều Phương là người như thế nào?

  • Kiều Phương là một cô bé tinh nghịch, hiếu động nên hay lục lọi đồ đạc.
  • Kiều Phương có đầu óc sáng tạo nhưng không thích khoe khoang việc mình làm nên đã bí mật chế biến màu vẽ.
  • Kiều Phương có tài năng đặc biệt về hội họa nên tranh của em được họa sĩ Tiến Lê hết sức khen ngợi.
  • Kiều Phương biết anh trai không ưa mình nên hay quát nạt em nhường Kiều Phương không giận ghét anh. Em vẫn hồn nhiên đối xử tốt với anh  
  • Kiều Phương còn tỏ rõ tình cảm yêu mến anh trai chỗ nó chọn anh trai làm nhân vật trong tranh và vẽ với một thái độ hết sức trìu mến, trân trọng. Kiều Phương đúng là cổ tấm lòng nhân hậu như người anh đã nói.

       b. Người anh của Kiều Phương là người thếnào?

  • Người anh của Kiều Phương lúc đầu thì tỏ vẻ coi thường em gái.
  • Khi đã phát hiện ra tài năng của em gái thì thấy mình thành kẻ ngoài rìa, bị bỏ rơi, thấy xa cách với em gái, không thể thân với nó được nữa, hay cáu gát với nó. Anh ta là một người hay ghen ghét, đố kị.
  • Người anh xem trộm tranh của em gái và thấy nó vẽ thật ngộ nghĩnh nhưng rất sinh động, rất có hồn thì trút ra một tiếng thở dài. Tiếng thở dài thể hiện sự chán nản của người anh khi phải tự nhận mình là kẻ kém cỏi.
  • Khi xem bức tranh đoạt giải của em thì pgười anh giật sững người, phải bám chặt lấy mẹ (có thể người anh cảm thây choáng váng). Người anh ngỡ ngàng, rồi hãnh diện, rồi xấu hổ vì hiểu ra điều này: dưới mắt người anh thì Mèo vốn chỉ là một con bé đáng ghét, nhưng ngược lại, Mèo vẫn coi anh trai là một người anh thân thiết nên đã vẽ người anh với một vẻ mặt thật trong sáng, có nét mơ mộng đáng yêu. Bộ mặt trong tranh với con người thực của người anh đâu có giông nhau mà hoàn toàn tương phản.
  • Người anh là một kẻ có tính xấu đó là lòng ghét ghen đố kị nhỏ nhen nhưng anh cũng có điểm tôt là đã kịp nhận ra cái xấu của mình và thấy xấu hổ, thây ăn nãn. Lời nói mà người anh chưa nói ra được với mẹ đã cho ta thây sự xấu hổ và sự ăn năn đó.
  1. Các em tự làm theo sự gợi ý trong SGK Ngữ văn 6 tập hai.
  2. Lập dàn ý cho bài vãn miêu tả một đêm trăng nơi em ở theo gợi ý tròng SGK.

 - Đó là một đêm trăng như thế nào?

Đó là đêm mười bốn âm lịch nên trăng mọc sớm và rất sáng.

   - Đêm trăng có gì đặc sắc, tiêu biểu?

  • Bầu trời trong trẻo và dường như xa hớn, rộng hơn.
  • Đêm của làng quê thật yên ả thanh bình.
  • Vầng trăng mọc ngay từ chập tôi và đã khá tròn. Trăng như một chiếc gương soi tỏa ra ánh sáng dịu mát.
  • Cây cối rung rinh trong gió và lấp lánh ánh trăng.
  • Nhà cửa như đã ngủ yên trong một giấc ngủ thanh thản mơ màng.
  • Con đường làng dát ánh trăng vàng nhìn cũng thơ mộng hơn.
  • Càng về đêm trăng càng lên cao và ánh sáng chiếu xuống càng có vẻ lung linh huyền diệu.

    4. Lập dàn ý và nói trước lớp về quang cảnh một  buổi sáng trên biển:

  • Mặt trời như chui từ dưới nước lên.
  • Bầu trời như đang rộng thêm và cao lên. Chân trời đằng đông ửng lên Ịĩiột quầng sáng màu hồng.
  • Mặt biển tựa như ngủ yên trong đêm, đang thức dậy và bắt đầu nổi sóng. Anh nắng hồng lấp lánh như đang đùa nghịch trên đầu sóng.
  • Bài cát chuyển dần từ màu xám sẫm sang màu vàng sáng.
  • Những con thuyền bắt đầu ra khơi với một vẻ náo nức mừng vui trước một ngày mới tốt đẹp đang bắt đầu.

   5. Từ một truyện cổ đã học, hãy miêu tả hình ảnh công chúa và hoàng tử theo trí tưởng tượng:

   Vài nét gợi ý về dàn ý:

  • Công chúa Mị Nương trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là một cô gái đẹp. Gương mặt nàng thùy mị. Đôi mắt to và đen thường nhìn mọi người xung quanh với một vẻ ngây thơ. Da nàng thật trắng làm nổi rõ đôi môi nhỏ luôn đỏ thắm. Mái tóc dài đen buông xõa sau lưng. Vóc người nàng nhỏ nhắn. Nàng bước đi uyển chuyển, thướt tha trong bộ xiêm y may bằng những thứ lụa tốt và có hoa văn, màu sắc đẹp nhất.

   Nàng hiền dịu nên tiếng nói thường nhỏ nhẹ. Nàng là người con hiếu thảo nên sẵn sàng tuân theo lời dạy bảo của vua cha. Nàng lên kiệu theo Sơn Tinh về núi với tâm trạng quyến luyến cha già và nỗi nhớ đất Phong Châu, nơi nàng đã sinh ra và lớn lên trong vòng tay thương mến của vua cha và hoàng hậu.

   Về nhân vật hoàng tử, các em có thể dựa vào chuyện Tấm Cám để tưởng tượng ra một hoàng tử khôi ngô tuấn tứ, ăn mặc trang nhã, đi đứng khoan thai, tính tình điềm đạm, sau khi đắ gặp Tấm và lượm được chiếc hài của Tấm bị rớt lại thì ngẩn ngơ thương nhớ và khi đã tìm thấy nàng thì sung sướng, sai quân rước về cung rồi truyền cho triều thần mở hội ăn mừng hết sức tưng bừng, rộn rã.