Đăng ký

Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt- Soạn văn lớp 6

1,549 từ Soạn bài

   I.  VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

  1. Văn bản và mục đích giao tiếp

   a.Trong đời sống, khi có tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết thì ta cần truyền đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng đó bằng phương tiện ngôn ngữ (lời nói).

   b.Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì ta cần có một văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thấng nhất, có liên kết mạch lạc, có phương thức biểu đạt phù hợp.

   c.Đọc câu ca dao:

                                                  Ai ơi giữ chí cho bền
                                            Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

   - Câu này được sáng tác để khuyên nhủ người ta phải bền lòng, vững chí, không hoang mang, dao động trong cuộc sống.

   - Câu 6 chữ và 8 chữ liên kết với nhau về luật thơ lục bát: tiếng cuối của câu sáu (bền) bắt vần với tiếng thứ sáu của câu tám (nền), về ý: cả hai câu đều tập trung vào một ý: không đổi thay ý chí. Như vậỵ là câu ca dao đã biểu đạt trọn yẹn một ý và ta có thể xem đó là một văn bản.

      2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản Bài tập

    Cho các tình huống giao tiếp sau, hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp:

  • Hai đội bóng đá muôn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố: Cần sử dụng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt hành chính - công vụ.
  • Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá: Cần sử dụng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt tự sự.
  • Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu: cần sử dụng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt miêu tả.
  • Bày tỏ lòng yêu môn bóng đá: cần sử dụng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt Biểu cảm.
  • Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người: Cần sử dụng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt Nghị luận.

   Tóm lại:

  • Văn bản là chuỗi lời phát biểu miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng các phường thức biểu đạt phù hợp để đạt mục đích giao tiếp.
  • Có sáu kiểu văn bản lần lượt là: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ.

    II. LUYỆN TẬP

  1. Các đoạn thơ, văn dưới đây thuộc phương thức biểu dạt nào?

   a."Một hôm, ... Cám bảo chị:

                                                          Chị Tấm ơi, chị Tấm

                                                          Đầu chị lấm

                                                          Chị hụp cho sâu

                                                          Kẻo về dì mắng

    Tấm tưởng thật, hụp xuống thì Cám trút hết giỏ tôm tép của Tấm vào giỏ mình, rồi chạy về nhà trước".

  • Đoạn văn trên đây thuộc phương thức biểu đạt tự sự.

   b. "Trăng đang lên. ... con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát".

  • Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt miêu tả.

   c. Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh ... những người tài giỏi trong tương lai.

      • Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt nghị luận.

    d)                                                Trúc xinh trúc mọc đầu đình

                                              Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

  • Văn bản (dạng thơ) trên thuộc phương thức biểu đạt biểu cảm

     đ) Nếu ta đẩy quả địa cầu ... vẽ thành những đường tròn.

  • Văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt thuyết minh.

   2. Truyền thuyết Con Rồng chảu Tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết điều đó?

   Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản tự sự.

   Vì câu chuyện kể về nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam và qua đó biểu hiện tinh thần đoàn kêt, ý nguyện thống nhất các dân tộc của nhân dân ta trên mọi miền đất nước.