Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ- Soạn văn lớp 6
Càu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó?
- Trong một túp lều tranh xơ xác, giữa khuya, một anh bộ đội thức giấc chợt nhìn thấy Bác Hồ vẫn ngồi yên bên bếp lửa. Bác cho thêm củi vào bếp lửa rồi nhẹ nhàng đứng dậy đi gài chăn cho chiến sĩ.
Anh bộ đội cảm thấy thương mến Bác vồ cùng và thấy bóng Bác cao lồng lộng ấm hơn cả lửa hồng. Anh thấy lòng mình thổn thức và thì thầm hỏi Bác:
"Bác ơi! Bác chưa ngủ
Bác có lạnh lắm không?"
Bác trả lời: Chú cứ ngủ ngon để ngày mai có sức đi đánh giặc. Nhưng anh không thể ngủ vì lo Bác ốm, lo Bác ngày mai sẽ mệt. Lần thứ ba thức dậy anh vẫn thấy Bác ngồi đó. Anh nằng nặc mời Bác ngủ nhưng Bác bảo Bác ngủ chẳng an lòng vì Bác lo cho đoàn dân công đang phải ngủ ngoài rừng.
Anh bộ đội rất cảm động và thức luôn cùng Bác.
Câu 2: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ dược miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thế hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?
- Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của một anh bộ đội.
Cách miêu tả đã thể hiện rõ tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ: anh nhìn thấy Bác không ngủ, anh nhìn thấy Bác chăm sóc giấc ngủ cho mọi người. Anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn thức và Bác đã nói cho anh biết Bác ngủ chẳng yên lòng vì Bác nghĩ đến đoàn dân công đang phải ngủ giữa rừng lạnh đầy mưa gió. Anh thấy bóng Bác cao lồng lộng và rất ấm áp bao trùm lên che chở mọi người. Anh nhìn thấy Bác ngồi trầm ngâm lo cho mọi người.
Đó chính là tâm hồn cao đẹp của Bác.
Tâm trạng của anh cùng thế hiện rõ lòng kính yêu của anh đối với Bác lần cuối cùng anh đã thức luôn cùng Bác.
Câu 3: Bài thơ kế lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác qua hai lần đó.
Bài thơ kế lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thây Bác không ngủ.Hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác Hồ trong hai lần dó.
Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng của Đác đã được khắc họa sâu đậm như thế nào?
- Trong bài thơ ta thấy anh đội viên đã hai lần thức giấc: thức giấc lần thứ nhất và thức giấc lẳn thứ ba. Lẩn thức giấc thứ hai không được kể bởi vì Ịần này đã tiếp liên với lần thứ nhất trong một trạng thái nửa thức, nửa ngủ "Anh đội viên mơ màng - như nằm trong giác mộng". Ta có thể xem như lần thức giấc thứ nhất và lần thức giác thứ hai mơ màng đó chỉ là một.
- So sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên trong hai lần thức giấc đó:
- Thức dậy thấy trời đã rất khuya mà Bác vẫn ngồi bên bếp lửa với về mặt trầm ngâm khiến anh thấy thương yêu Bác vô cùng. Anh còn được chứng kiến cảnh Bác đốt thêm bếp lửa, cảnh Bác nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người nên càng yêu kính Bác hơn và thấy bóng của Bác cao lồng lộng bao trùm lên che chở cho mọi người oòn âm hơn cả ngọn lửa hồng. Trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê anh thấy lòng mình thổn thức vì xúc động nên đã thì thầm hỏi Bác "Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?" Rồi sau đó lòng anh bề bộn những nỗi lo cho sức khỏe của Bác.
- Lần sau nửa thức giấc anh "hốt hoảng giật mình" thấy Bác vẫn chưa ngủ. Anh nằng nặc xin Bác đi ngủ nhưng Bác cho biết Bác ngủ chẳng an lòng: "Bác thương đoàn dân công - Đêm nay ngủ ngoài rừng" trong cảnh gió lạnh, mưa rơi. Anh chợt thấy vui mừng vì đã hiểu được tấm lòng cao đẹp của Bác Hồ và anh thức luôn cùng Bác.
- Hình ảnh của Bác được khắc họa sâu đậm nhất trong lòng anh: Đó là hình ảnh "Bác vẫn ngồi đinh ninh Chòm râu im phăng phắc". Đó là một tư thế ngồi im lặng trong đêm và tâm trí thì đang tập trung suy nghĩ về một vấn đề khó khăn, trọng đại với một tấm lòng thương yêu rộng lớn.
Câu 4: Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Trong đoạn kết nhà thơ viết ba câu trên vì nói thế là đủ, là đã nói tất cả rồi: nói đến Hồ Chí Minh là mọi người đã biết đó là tên của một con người hết lòng yêu nước thương dân, có tấm lòng vị tha, có tấm lòng nhân ái bao la, một con người luôn quên mình để nghĩ tới người khác. Ba tiếng Hồ Chí Minh dù giải thích vì sao Bác không ngủ, vì sao Bác thức suốt đêm bên bếp lửa hồng
Câu 5. Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Thể thơ ấy có thích hợp với cách chuyện của bài thơ không?
Bài thơ làm theo thể thơ 5 tiếng, gồm nhiều khổ, mỗi khổ 4 dòng, gieo vần ở đây là vẩn chân (2 câu cuối liền nhau thì có vần với nhau). Cứ hai câu vần bằng thì lại tới hai câu có vần trắc, không phân biệt theo từng khổ
- Thể thơ này thật thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ.
Câu 6: Tìm những từ láy trong bài thư và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.
Các từ láy trong bài: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng mơ màng lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, (đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mau mau, mênh mông.
- Phân tích giá trị biểu cảm của một vài từ:
- Lồng lộng (trong câu: "Bóng Bác cao lồng lộng") đã nói được hình ảnh và tấm lòng cao đẹp của Bác Hồ.
- Bồn chồn nói được tâm trạng nóng ruột, lo âu của anh đội viên khi nhìn thấy Bác không ngủ mà cứ thức hoài trong đêm.