Đăng ký

Soạn bài Câu trần thuật đơn không có từ là- Soạn văn lớp 6

1,247 từ Soạn bài

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ (LÀ)

  1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau

    a) Phú ông mừng lắm.

   Chủ ngữ: Phú ông. Vị ngữ: mừng lắm.

   b) Chúng tôi tụ hội ở góc sân.

  Chủ ngữ: Chúng tôi. Vị ngữ: tụ hội ở góc sân.

   2. Vị ngữ của câu a do cụm tính từ tạo thành. Vị ngữ của câu b do cụm  động từ tạo thành.

   3. Điền các từ không, không phải, chưa, chưa phải vào trước các vi ngữ trên cho thích hợp:

  • Phú ông không mừng lắm.
  • Chúng tôi không tụ hội ở góc sân.
  • Chúng tôi chưa tu hội ở góc sân.

   II. CÂU MIÊU TẢ VÀ CÂU TỒN TẠI

   1. Xác định chủ ngử, vị ngữ trong các câu sau:

   a.Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại.

Trạng ngữ chỉ nơi chôn: đằng cuối bãi. Chủ ngữ: hai cậu bé con. Vị ngữ- tiến lại.

   b. Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.

Chủ ngữ: hai cậu bé con. Vị ngữ: tiến lại. (ở đây có sự đảo lộn vị trí thông thường của chủ ngữ và vị ngữ).

   2. Chọn một trong hai câu trên điền vào đoạn văn sau:

"Ấy là vào đầu mùa hè một năm kia. Buổi sáng, tôi đang đứng ngoài cửa gặm mấy nhánh cỏ non ăn điểm tâm. Bỗng đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con, tay cầm que, tay xách cái ống bơ nước..."

Ta chọn câu b để điền vào chỗ trông vì câu này thích hợp với việc thông báo về sự xuất hiện của hai cậu bé.

   III. LUYỆN TẬP

   1.Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết những câu nào là câu miêu tả và những câu nào là câu tồn tại.

   a. Bóng tre trùm lèn âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái dinh, mái chùa cổ kinh. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.

  • Câu thứ nhất là câu miêu tả có C: bóng tre; V: trùm lèn âu yếm... xóm thôn.
  • Câu thứ hai là câu tồn tại có C: mái đình, mái chùa cổ kính; V: thấp thoáng.
  • Câu thứ ba là câu miêu tả có C: ta; V: giữ gìn một nền văn hóa lâu đời.

   b. Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dê Choắt. Dể Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chê giễu và trịch thượng thế.

  • Câu thứ nhất là câu miêu tả. C: Bèn hàng xóm tôi, V: có cái hang của Dế Choắt.
  • Câu thứ hai là câu miêu tả. C: Dế Choắt; V: phần còn lai của câu.

   c. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.

  • Câu thứ nhất là câu tồn tại. C: những mầm măng; V: tua tủa.
  • Câu thứ hai là câu miêu tả. C: Măng; V: phần còn lại của câu.

   2.Viết một đoạn văn từ năm đến bảy câu tả cảnh trường em, trong đó có sử dụng ít nhất là một câu tồn tại.

   Trường em mới được xây dựng lại. Đó là một tòa nhà dài, một trệt, một lầu, có mười bốn phòng học. Giữa sân trường, trên ngọn cột cao, luôn phấp phới tung bay lá cờ Tổ quốc. Các phòng học đều lắp cửa kính nên rất sáng sủa. Bàn ghế cũng được sửa lại và đóng mới thêm. Mỗi ngày, bước chân vào ngôi trường khang trang sạch đẹp, em lại thấy rộn lên một niềm vui.

(Câu thứ ba là câu tồn tại).

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào