Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ- Soạn văn lớp 6
Câu 1: Đọc đoạn đầu của Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: từ Đổi với đồng bào tôi đến tiếng nói của cha ông chúng tôi.
a) Hãy chỉ ra những phép so sánh và nhân hoá đã được dùng.
b) Hãy nêu lên tác dụng của phép so sánh và nhân hoá đó, đặc biệt là trong viẽc làm nổi bật quan hệ giữa người da đỏ với “ Đất ”, với thiên nhiên.
a) Những hình ảnh so sánh và nhân hóa trong đoạn văn vừa đọc:
- Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mồm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.
- Tiếng thì thầm của dòng nước trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ.
b) Những hình ảnh so sánh và nhân hóa trên cho ta thây rõ sự gắn bó máu thịt ngàn đời của người da đỏ với thiên nhiên. Đôi với họ, thiên nhiên cũng có linh hồn và chính thiên nhiên đã sinh ra họ, đã nâng niu cuộc sống của họ.
Câu 2: Đọc đoạn giữa của bức thư: từ Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống đến Mọi vật trên đòi đều có sự ràng buộc.
a) Đoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong cách sống, trong thái độ đối vói Đất, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng trên những vấn đề gì?
b) Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập ấy và để thể hiện thái độ, tình cảm của mình?
a) Đoạn giữa các bức thư vừa đọc thể hiện rõ sự đối lập trong cách sống và trong thái độ đối với đất đai, với thiên nhiên của người da tráng người da đỏ.
- Cách sống và thái độ đối với đất đai, đối với thiên nhiên của người da tráng:
Các mảnh đất đều như nhau. Họ luôn luôn ỉà những kẻ xa lạ, và chỉ biết
khai thác đất đai (lấy đi từ lòng đất những gì họ cần). Họ coi đất dai là kẻ thù và khi đã chinh phục được thì lấn tới. Họ quên cả mổ mả tổ tiên và dòng tộc của mình. Họ coi đất mẹ và bầu trời tước đoạt như các con cừu và các hạt kim cương. Lòng thèm khát tham lam của họ ngấu nghiến đất đai và chỉ để lại những bãi hoang mạc.
Thành phố của người da trắng thì luôn ồn ào, không hề có những âm thanh êm ái của thiên nhiên. Người da trắng xem thường bầu không khí cần để thở. Người da trắng luôn giết hại các muông thú trên các vùng đất đai mà họ lấn chiếm được.
- Cách sống và thái độ đối với đất đai, đối với thiên nhiên của người da đỏ:
Người da đỏ xem đất đai là mẹ, hoa lá cây cỏ là anh em. Họ yêu những
âm thanh êm ái dịu dàng của thiên nhiên như từng lá cây lay động vào mùa xuân, tiếng vỗ cánh của côn trùng, tiếng chim đớp mồi, tiếng ếch ban đêm, tiếng gió thổi qua mặt hồ và tiếng nước mưa rơi thấm đượm hương thơm của phấn thông.
Người da đỏ quý yêu bầu không khí thâm đượm hương hoa đồng cỏ. Họ còn xem muông thú sống quanh nơi mình ở là anh em, chúng giúp con người vơi đi nỗi cô đơn về tinh thần.
b) Trong đoạn văn giữa vừa đọc, để nêu bật sự khác biệt, sự đối lập, tác giả đã dùng phép so sánh, phép nhân hóa, phép lặp, phép đô'i lập và các kiểu câu mang nội dung khác nhau: khi thì diễn giải vấn đề, khi thì miêu tả cảnh vật, khi thì nêu ra các câu hỏi, khi nêu ra một đòi hỏi, khi khẳng định một vấn đề...
- Từ ngữ được dùng một cách chọn lọc: nhiều chỗ chỉ vài từ đã nêu rõ bản chất của vấn đề: "mảnh đất này là kẻ thù của họ", "mồ mả tổ tiên của họ, họ còn quên".
Ở nhiều câu khác, từ ngữ thể hiện rõ tính trữ tình:
"Người Anh-điêng chúng tôi ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thâm đượm hương thơm của phấn thông".
Câu 3: Đọc phần cuối của bức thư.
a) Nêu các ý chính của đoạn này.
b) Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này có gì giống, có gì khác với hai đoạn trên?
c) Nên hiểu thế nào về câu: Đất là Mẹ.
a. Các ý chính sau:
- Đòi hỏi Tổng thống Mĩ phải dạy con cháu biết kính trọng đất đai vì sự giàu có của đất đai là do nhiều mạng sông của người da đỏ bồi đắp nên.
- Đòi hỏi Tổng thông Mĩ phải khuyên bảo con cháu coi đất như là Mẹ vì bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường thiên nhiên cũng chính là bảo vệ cho đời sống của con người.
- Cách hành văn của đoạn này có các đặc điểm sau: đây là đoạn chốt lại các vấn đề đã nêu ở trên nên câu văn nhìn chung là ngắn gọn hơn các phần trên. Trong đoạn này tác giả cũng vẫn dùng phép lặp để nhấn mạnh ý.
- "Đất là mẹ" cần được hiểu như sau: con người sống được là nhờ có đất đai. Đất đai cho con người nơi trú ngụ. Đất đai nuôi sống cây cỏ, thú vật và các thứ này lại nuôi sống con người. Trên mặt đất còn có những dòng suôi, con sông cho con người nguồn nước và nguồn thủy sản... Tóm lại nhờ có đât con người mới sông được. Đất đai tựa như người Mẹ đã sinh ra và nuôi sống con người.
Câu 4: Bức thư đã sử dụng rất nhiều yếu tố của phép lặp. Hãy lập bảng thống kê một số hoặc toàn bộ những yếu tố lặp ấy và chỉ ra tác dụng biểu hiện tư tưởng tình cảm của chúng.
Mỗi tấc đất là thiêng liêng ... mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức ... của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ.
Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ, và mẹ cũng là một phần của chúng tôi.
- Ngài phải dạy con cháu rằng, mảnh đất này là thiêng liêng và những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ.
- Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng ...
- Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn ...
- Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác.
- Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao ...
- Ngài phải dạy con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là ...
- Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do ...
- Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: đất là Mẹ.