Soạn bài Ẩn dụ- Soạn văn lớp 6
Câu 1: Đọc khổ thơ sau:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại cùng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
1. Trong khổ thơ, cụm từ Người Cha được dùng để chỉ ai? Vì sao có thể ví như vậy?
2. Cách nói trên có gì giống và khác phép so sánh?
Cụm từ Người Cha dùng để chỉ Bác Hồ. Có thể ví như vậy vì nhân dân ta, với lòng yêu kính Bác Hồ, đã coi Người là Cha già chung của dân tộc. Đất nước ta như một đại gia đình, đứng đầu gia đình Việt Nam là Bác Hồ, là người Cha luôn hết lòng lo cho hạnh phúc của nhân dân.
Câu 2. Các từ in đậm trong câu thơ dưới đây dùng để chi những hiện tượng hoặc sự sao có thể ví như vậy?
Cách nói này so với phép so sánh, có khác nhau bởi vì nếu dùng phép so sánh thì phải nói đầy đủ hơn.
Bác Hồ (vế A) là vị Cha già của dân tộc (vế B).
Trong cách nói ẩn dụ không có vế A, cũng không có từ so sánh là.
Câu 3 Cách dùng từ trong cụm từ in nghiêng dưới đây có gì đặc biệt so Với cách nói thông thường?
Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
Cách dùng từ trên có khác với cách nói thông thường vì người ta thường chỉ dùng từ giòn tan để nói về sự vật khác như: bắp rang giòn tan, bánh tráng nướng giòn tan, bánh xi-nách giòn tan ... không ai nói nắng giòn tan. Đây là một sự chuyển đổi cảm giác.
Câu 4: Hãy nêu một số kiểu tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng thường được sử dụng để tạo phép ẩn dụ.
- Một số kiểu tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng thường được sử dụng để tạo phép ẩn dụ:
Khuôn trăng dùng để nói về gương mặt người phụ nữ tròn đẹp như vầng trăng. Hoa cười -> dùng để nói về miệng cười tươi như hoa của phụ nữ. Làn thu thủy (làn nước mùa thu) -> dùng để nói về ánh mắt sáng lọng lanh của người phụ nữ.
III. LUYỆN TẶP
- So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau đây:
Cách 1 : - Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Cách 2: - Bác Hồ như người Cha
Đốt lửa cho anh nằm
Cách 3: - Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
- Cách 1 là cách diễn đạt thông thường không dùng một biện pháp tu từ nào.
- Cách 2 là cách diễn đạt có dùng phép so sánh.
- Cách 3 là cách diễn đạt dùng phép ẩn dụ. Đây là cách so sánh ngầm, là cách nói trực tiếp bằng hình ảnh, có tác.dụng biểu cảm cao hơn cả.
2 . Tìm các ẩn dụ trong các ví dụ sau đây: Nêu nét tương đồng giữa các sự vát hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
a. Ăn quả nhở kẻ trồng cây.
- Ăn quả là hình tượng ẩn dụ chỉ việc hưởng thụ những thành quả.
- Kẻ trồng cây là hình tượng ẩn dụ chỉ những người đã tạo ra những thành quả đó.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
- Mực là hình ảnh ẩn dụ chỉ những kẻ xấu, những thói xấu.
- Đen là hình ảnh ẩn dụ chỉ sự lây nhiễm những thói xấu.
- Đèn là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người tốt hoặc môi trường sống
tốt
- Sáng là hình ảnh ẩn dụ chỉ những ảnh hưởng tốt đẹp.
c. Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
- Thuyền là hình ảnh ẩn dụ chỉ người ra về.
- Bến là hình ảnh ẩn dụ chỉ người ở lại.
d. Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ
- Mặt trời trong lăng là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ.
3. Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ dưới đây và nêu lên tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.
a. Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qụa mặt.
(Tô Hoài)
b. Cha lai dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
(Hoàng Trung Thông)
c. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Trần Đăng Khóa)
d. Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố.
(Phan Thế Cải)
- Mùi hồi chảy qua mặt là một hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Ánh náng chảy đầy vai là một hình ảnh ấn dụ chuyển đổi cảm giác
- Tiếng rơi rất mỏng là một hình ảnh ấn dụ chuyển đổi cảm giác
- Cơn mưa rào ướt tiếng cười của bố là một hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
. Những hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thể hiện sự cảm nhận của người viết và làm cho câu văn thêm sinh động, thêm hấp dẫn.