Công thức tính số Nucleotit tự do cần dùng qua nhiều đợt tự nhân đôi(x đợt)
+ Tính số ADN con
- 1 ADN mẹ qua 1 đợt tự nhân đôi tạo \(2 = 2^1\) ADN con
- 1 ADN mẹ qua 2 đợt tự nhân đôi tạo \(4 = 2^2 \)ADN con
- 1 ADN mẹ qua3 đợt tự nhân đôi tạo \(8 = 2^3\) ADN con
- 1 ADN mẹ qua x đợt tự nhân đôi tạo \( 2^x\)ADN con
Vậy : Tổng số ADN con = \(2^x\)
- Dù ở đợt tự nhân đôi nào , trong số ADN con tạo ra từ 1 ADN ban đầu , vẫn có 2 ADN con mà mỗi ADN con này có chứa 1 mạch cũ của ADN mẹ . Vì vậy số ADN con còn lại là có cả 2 mạch cấu thành hoàn toàn từ nu mới của môi trường nội bào .
Số ADN con có 2 mạch đều mới = \(2^x -2\)
+ Tính số nu tự do cần dùng
- Số nu tự do cần dùng thì ADN trải qua x đợt tự nhân đôi bằng tổng số nu sau cùng coup trong các ADN con trừ số nu ban đầu của ADN mẹ
- Tổng số nu sau cùng trong trong các ADN con :\( N.2^x\)
- Số nu ban đầu của ADN mẹ :N
Vì vậy tổng số nu tự do cần dùng cho 1 ADN qua x đợt tự nhân đôi :
\(\sum N _{td}= N.2^k -N = N(2^x -1)\)
- Số nu tự do mỗi loại cần dùng là:
\(\sum A_{td}= \sum T_{td} = A(2^x -1)\)
\(\sum G_{td}= \sum X_{td} = G(2^x -1)\)
- Nếu tính số nu tự do của ADN con mà có 2 mạch hoàn toàn mới:
\(\sum N _{td \ hoàn \ toàn \ mới} = N ( 2^X-1)\)
\(\sum A _{td \ hoàn \ toàn \ mới} =\sum T_{td}= A(2^x -2)\)
\(\sum G _{td \ hoàn \ toàn \ mới} =\sum X_{td}= G(2^x -2)\)