Đăng ký

Phân tích Cô Tô

2,806 từ

Nguyễn Tuân là một trong những tác giả lớn của văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông luôn thể hiện một cái nhìn mới mẻ, độc đáo về con người và thiên nhiên đặc biệt là trong các bài kí. Bài kí Cô Tô là một trong những tác phẩm viết về vẻ đẹp kì thú của một huyện đảo thuộc vịnh Bắc Bộ - huyện đảo Cô Tô. Đoạn trích ngắn đã cho thấy cái nhìn tinh tế, nhạy cảm của Nguyễn Tuân về con người và thiên nhiên nơi đây. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu tác phẩm qua bài viết dưới đây

Cô Tô

* Các điểm cơ bản

Soạn bài Cô Tô (siêu ngắn)
 -    Cô Tô là phần cuối bút kí Cô Tô của Nguyền Tuân.
 -    Nội dung: - cảnh trên đảo Cô Tỏ và đảo Thanh Luân sau dông bão.
 -    Cảnh sinh hoạt bên giếng nước ngọt ở đảo.
 -    Nghệ thuật sử dụng phép so sánh và dùng các tính từ khi miêu tả.

Cảnh đẹp vùng đất Cô Tô

Cảnh đẹp vùng đất Cô Tô

I.  Nguyễn Tuân (1910 - 1987) quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiêng, sở trường về thế tùy bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách-độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô - tác phẩm ghi hi những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn Nguyễn Tuân thu nhận được trong chuyến ra thăm đó.

II.  Cô Tô là một quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ trong vịnh Bái nữ Long (thuộc vịnh Bắc Bộ), cách bờ biến tỉnh Quảng Ninh khoảig 100 km. Ngoài cá, biến Cô Tô còn nổi tiếng về mực, ngọc trai, lải sâm, bào ngư. Và tất nhiên ngoài sự thuận lợi, phong phú về tải sản, Cô Tô cũng gặp khó khăn từ thiên nhiên như bất cứ một quận đảo nào khác, đó là dông bão. Người đọc biết được khó khăn không ở môn học địa lí mà ở ngay những câu văn mở đầu của đoạn trích. Tác giả đã bốn ngày ở đảo. “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. ..., sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy”. Và bắt đầu từ thời điểm đó, buổi sáng vào “ngày thứ năm”, Nguyễn Tuân kế lại chuyên đi thăm đảo của ông. Mục đích là đi thăm người, nhưng ai cấm được cặp mắt ông xem cảnh. Nguyễn Tuân cùng một nhóm người eo dốc. Trên đường đi, ông quan sát và so sánh: “Cây trên núi đâo'ại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa”. Trong câu văn ấy, ngoài nghệ thuật so sánh nhà văn còn vận dụng các tính từ như “mượt, dìm đà, giòn” để làm tăng thêm độ tươi, láng mịn, độ trong của cỏ, cát và nước biển. Và tác giả cũng không quên đề cập tới nguồn lợi kinh tế chính của người dân vùng đảo: Cá có biệt tăm trong nhmg ngày biển động thì lại tràn về lúc biền lặng.

Mục đích của việc leo dốc là “lên đồn Cô Tô hỏi thăm sức khỏe anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh củ ấy". Trong câu văn, tác giả không quên nhắc tới “đồn khố xanh”, cái đồn dành cho “sắc lính trong quân đội thuộc địa dưới chế dộ thực dãn Pháp. Lính khố xanh canh giữ các công sở, địa phương, chăn có quấn xà cạp màu xanh để phân biệt với các sắc lính khác”. Nó là một chứng tích lịch sử về chú quyền quốc gia. Gập nhau tay bắt mặt mừng, khách nhìn tận mắt, nghe tận tai vóc dáng và giọng nói cười của chú là biết ngay “sức khỏe” của chù. Và chú cũng không quên mời khách “trèo lên nóc đồn” để hòa mình vào khoảng bao la của Thái Bình Dương, mặc sức mà ngắm toàn cảnh đảo Cô Tô và phóng tầm mắt nhìn qua những hòn đảo khác. Thế là hết ngày thứ năm trên đảo...Qua ngày thứ sáu, nhà văn đón mặt trời trên đảo Thanh Luân. Đáy là một đoạn văn tiêu biểu về nghệ thuật chọn lựa hình ảnh đế so sánh làm tăng vẻ đẹp vốn đã quyến rũ của cảnh mặt trời lên trên đảo Thanh Luân. Nhà văn đã thức từ canh tư, cô đi qua “đá đầu sư’, viên đá tròn trơn láng đã được so sánh cụ thế như thế. Chân trời, ngấn bể thì được so sánh “sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”.

So sánh như thế thì chắc không bầu trời nào trong sáng hơn. Hình ảnh mặt trời lên ở đảo được tác giả miêu tả thật tuyệt vời. Cả một đoạn văn dài tác giả sử dụng phép so sánh, vì chân trời như cái “mâm bạc”. Đặt trên cái mâm bạc ấy là mặt trời “tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng”. Tất cả “y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người, chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Một so sánh trang trọng, rực rỡ và tráng lệ khiến người đọc choáng ngợp trước vẻ đẹp kì vĩ của cảnh mật trời mọc ở đảo sau ngày bão dông. Đấy là quà tặng của nhà văn cho cả thiên nhiên lẫn con người vùng đảo hòa hợp và kiên cường qua tài dùng từ gợi hình để so sánh.

Trong đoạn văn ở phần cuối tác giả miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo khi mặt trời đã lên cao chung quanh “Cái giếng nước ngọt ở rìa một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”. Cùng với ôi viết so sánh đế nhấn mạnh về lối sống thân tình của người dân vùng bốn bề đều là biển mặn. Ở một vùng đất như thế thì cái giếng nước ngọt là điểm tập trung quý vô cùng. Người ở đảo gặp nhau lúc ra giếng tắm, lúc đến múc và gánh nước về nhà đế dùng, kể cả “bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đố nước ngọt vào”. Sinh hoạt của người dân ở giếng nước ngọt là như thế. Nhà văn cũng không quên đề cập đến một gia đình mà cả chồng lần vợ đều có mặt ở giếng nước ngọt sáng hôm ấy: gia đình anh hùng Châu Hòa Mẫn. Anh thì quẩy mười lăm gánh nước cho thiuyền tỉa mình. Buổi sáng hôm ấy hợp tác xã Bắc Loan Đầu của anh cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi. Và như anh cho biết: “Đi ra khơi, xa lắm mà có khi mười ngày mới về. Nước ngọt túy đến như vậy đấy chỉ dể uống. Vo gạo thổi cơm củng không được lấy nước ngọt. Vo gạo bằng nước bế " thôi”. Nước ngọt quý đến như vậy đây. Còn gữa đâm đông người gánh nước nối tiếp đi về, nhà văn “Trông thị Châu Hòa Mẫn dịu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cai lính ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”. Từ cái giêng nước ngọt “đậm đà mát nhẹ” tới hình ảnh của chị Châu Hòa Mẫn địu con, đoạn văn đã giới thiệu cho người đọc nhận ra sự cần mẫnvà tình người chan hòa vui vẻ va đậm đà của con người trên đảo. Phân tích vẻ đẹp của Cô Tô: Tham khảo tại đây

III.    Sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, chọn hình ảnh so sánh độc đáo, tinh tế và giàu màu sắc, Nguyễn Tuân đã mang đến cho mgười lọc cảnh thiên nhiên đẹp đến tuyệt vời, tình người chan hòa, hền iậu ở đảo Cô Tô. Không chỉ yêu thương thêm Tố quốc, người người muốn được đến thăm hòn đảo đáng yêu quý nảy, ít nhất là một ần trong đời.

 

Mong rằng bài viết Cô Tô sẽ giúp các bạn hiểu thêm về cảnh đẹp nơi đây!

shoppe