Đăng ký

Chế độ xã hội Ấn Độ cổ đại| phần 2 trang 36 lịch sử 6 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu hỏi phần 2 trang 36 lịch sử 6 Kết nối tri thức

Nêu những điểm chính của chế độ xã hội Ấn Độ cổ đại 

Hướng dẫn giải

Câu hỏi phần 2 trang 36 lịch sử 6 Kết nối tri thức

* Những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại:

Năm 2500 TCN, người bản địa Đra-vi-đa xây dựng lên những thành thị đầu tiên theo hai bờ sông Ấn.

Giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a xua đuổi người Đra-vi-đa và biến họ thành đẳng cấp thấp nhất trong hệ 4 đẳng cấp Vác-na ở đây. Cụ thể, chế độ đăng cấp Vác-na bao gồm:

  • Bra-man: tăng lữ - quý tộc: đẳng cấp cao nhất tại Ấn Độ thời kỳ này, có nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy kinh Vê-đa, lo cúng tế thần linh.

  • Ksa-tri-a: vương công - vũ sĩ: đẳng cấp xếp thứ hai tại Ấn Độ thời kỳ này. Người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ học kinh, dâng lễ tế thần và cai trị nhân dân.

  • Vai-si-a: người bình dân, gồm có nông dân, thương nhân và thợ thủ công. Người thuộc đẳng cấp này phải nộp thuế và phục vụ cho hai đẳng cấp trên.

  • Su-đra (người bản địa da màu): đẳng cấp thấp kém nhất tại Ấn Độ và phải phục tùng không điều kiện cho các đẳng cấp trên.

shoppe