[Cánh Diều] Thực hành tiếng Việt bài 7 trang 36 sách ngữ văn 6 mới
[Cánh Diều] Thực hành tiếng Việt bài 7 trang 36 sách ngữ văn 6 mới
Trong bài thực hành tiếng Việt trong bài 7 chúng ta sẽ được tìm hiểu về danh từ chung, danh từ riêng và nghĩa của từ. Cùng CungHocVui soạn bài 7 thực hành tiếng Việt để chuẩn bị trước khi được học những kiến thức này ở trên lớp nhé!
Soạn bài 7 thực hành tiếng Việt
1. Sắp xếp các danh từ vào nhóm sau:
a. Viết hoa tên riêng: Minh Huệ, Tố Hữu, Lượm
b. Viết hoa tu từ thể hiện sự kính trọng: Bác
2. Tìm các từ láy trong bài Đêm nay Bác không ngủ và phân tích tác dụng của một từ
- Các từ láy: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, bồn chồn, bề bộn, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, lâm thâm, mau mau, mênh mông.
- Tác dụng của từ lồng lộng: miêu tả hình dáng của Bác được phản chiếu qua chiếc bóng của ánh lửa trong chiến khu. Từ lồng lộng làm chúng ta có cảm giác Bác có tầm vóc lớn lao và ấm áp, tầm vóc ấy đã che chở những người con dân Việt Nam.
3. Từ láy trong khổ thơ sau giúp em hình dung Lượm như thế nào?
- Các từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh”, “thoăn thoắt” “nghênh nghênh” được dử dụng trong khổ thơ để miêu tả ngoại hình và hành động của chú bé Lượm, làm cho hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm hơn.
4. Tên và tác dụng của biện pháp tu từ được in đậm
a.
Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
( Bình Nguyên)
Bàn tay mẹ: phép hoán dụ lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể. Ở đây là chỉ người mẹ chứ không phải chỉ bàn tay
b.
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú, cháu
Gặp nhau Hàng Bè
( Tố Hữu)
Đổ máu: phép hoán dụ lấy cái chứa đựng để chỉ cái được chứa đựng. Ở đây là chỉ người dân Huế
c.
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người
Mười năm, trăm năm: phép hoán dụ lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tượng. Ở đây chỉ lợi ích tức thời và lợi ích lâu dài
5. Ghép thành ngữ với nghĩa của thành ngữ rồi nêu tác dụng
Thành ngữ | Nghĩa |
1. Buôn thúng bán mẹt | a. giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn |
2. Châm lấm tay bùn | b. Làm lụng vất vat dãi dầu sương nắng |
3. Gạo chợ nước sông | c. Buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ |
4. Một nắng hai sương | d. cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc |
5. Nhường cơm sẻ áo | e. Sự lam lũ, cực nhọc của việc đồng áng |
1 - c: lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể: thúng, mẹt là những vật quen thuộc ở những khu chợ. Vì vậy, nói “buôn thúng bán mẹt” là để chỉ công việc buôn bán những thứ lặt vặt ở chợ
2 - e: hoán dụ lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể: Chân tay để chỉ con người. “Chân lấm tay bùn” để chỉ những người nông dân làm công việc đồng áng phải lấm lem bùn đất
3 - d: Hoán dụ lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng: gạo chợ nước sông là những thứ tự nhiên ban cho, ý chỉ cuộc sống phụ thuộc, không ổn định
4 - b: Hoán dụ lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng: một nắng hai sương chỉ cuộc sống chỉ xoay quanh sương nắng, vất vả, cực nhọc
5 - a: Hoán dụ lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng: cơm, áo để chỉ những thứ vật chất tuy nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa với người nghèo trong lúc họ không có cơm ăn áo mặc.
6. Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất một trong số các thành ngữ trên
Đồng bào ta thường có câu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Đúng vậy, truyền thống tương thân tương ái từ lâu đã trở thành văn hóa sống tốt đẹp của dân tộc ta. Trong lúc những người đồng bào gặp hoàn cảnh khó khăn thì những người may mắn hơn “nhường cơm sẻ áo” là đúng với đạo lý và châm ngôn sống mà ông bà ta đã dạy. Vậy nên, cho dù là bát cơm, manh áo cũ, hay lớn lao hơn là tiền bạc, nhà cửa, nếu giúp được thì chúng ta hãy mở lòng ra giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Khi giữ lại những thứ đó không làm ta hành phúc, nhưng khi cho đi, cả chúng ta và người nhận đều sẽ hạnh phúc.