Đăng ký

[Cánh diều] Soạn văn lớp 6 bài Thực hành tiếng việt trang 75

Câu hỏi 1: Trong những câu dưới đây cụm từ “ngày hôm nay” ở câu nào là trạng ngữ? Vì sao?

a. Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Hồ Chí Minh)

b. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đều vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. (Hồ Chí Minh)

Cụm từ “Ngày hôm nay” trong câu b là trạng ngữ, còn trong câu a là chủ ngữ. Vì sau cụm từ “Ngày hôm nay” được ngăn cách bằng dấu phẩy với các thành phần chính của câu và biểu thị quan hệ thời gian.

Câu hỏi 2: Tìm 3 trạng ngữ chỉ thời gian trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh). Nêu tác dụng liên kết câu của một trong các trạng ngữ đó.

3 Trạng ngữ chỉ thời gian:

  • Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay.

  • Lúc đó, tôi đang mải mê với chiếc diều nên không biết có chuyện gì xảy ra.

  • Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.

Tác dụng của các trạng ngữ trong câu: Xác định thời gian ở thời điểm kể chuyện đồng thời giúp liền mạch, liên kết với các câu văn phía trước.

Câu hỏi 3: Thử lược bỏ các trạng ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây và cho biết nghĩa của câu bị ảnh hưởng như thế nào. Từ đó, hãy rút ra nhận xét về vai trò của trạng ngữ đối với nghĩa của câu. 

a. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng… (Tô Hoài)

b. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. (Tạ Duy Anh)

c. Con đường trải nhựa kẻ thăng bằng, sóng soài không bóng cây. Đã bao nhiêu năm tháng, mỗi ngày hai buổi, má đạp xe đi về trên con đường ấy. (Phong Thu)

Nếu như lược bỏ các trạng ngữ trong câu sẽ khiến cho câu văn không rõ nghĩa. Vai trò của trạng ngữ đối với nghĩa của câu a, c là xác định thời gian còn câu b là xác định nơi chốn.

Câu hỏi 4: So sánh vị trí của trạng ngữ trong những cặp câu dưới đây và cho biết vì sao tác giả lựa chọn cách diễn đạt ở câu a1 và câu b1 

a1. Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. ( Em bé thông minh)

a2. Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, vua cho thử lại để biết chính xác hơn nữa.

b1. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền , những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cảnh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. (Theo Đoàn Minh Tuấn)

b2. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa trước đền .

Tác giả lựa chọn cách diễn đạt ở câu a1 và b1 do khi sử dụng trạng ngữ ở đầu câu sẽ giúp cho các ý ở sau được bổ sung và tạo điểm nhấn giúp cho câu văn hay hơn.

Câu hỏi 5: Chọn một trong hai đề sau:

a. Viết đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ thời gian có chức năng liên kết các câu trong đoạn

b. Viết đoạn văn trình văn suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn

Bài làm:

a. Trích đoạn cuổi cảm động trong Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen:

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những điều kỳ diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.

b. Đoạn văn trình bày những suy nghĩ của em về tác phẩm Bức tranh của em gái tôi:

Người em gái Kiều Phương hay còn gọi là Mèo trong câu chuyện là một cô bé có tấm lòng nhân hậu và hồn nhiên. Sau khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện, người anh trai đã có những hành động ích kỷ và cư xử thô lỗ với cô bé nhưng cô bé chưa từng giận anh trai mình. Khi được tham dự cuộc thi vẽ tranh ở trại hè quốc tế, cô bé đã nghe theo lời chú Tiến Lê và vẽ “cái gì thân thuộc với cháu nhất”. Bất ngờ là bức tranh của cô bé được giải nhất và cô muốn người anh cũng đi nhận giải cùng mình dù anh trai tỏ ra không vui. Tuy nhiên, trong bức tranh, lại chính là anh trai cô bé. Người anh từ bất ngờ đến cảm động và cuối cùng là ân hận trước tấm lòng cao thượng của em gái mình.

Trên đây là gợi ý cách soạn văn lớp 6 bài Thực hành tiếng việt trang 75 trong chương trình sách mới Cánh diều mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bài học này!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe