[Cánh diều] Soạn văn lớp 6 bài Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng
Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng là văn bản về quá trình sáng tác và phổ biến bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo bài soạn văn lớp 6 Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng dưới đây.
I. Chuẩn bị
-
Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
-
Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân- kết quả các em cần chú ý:
-
Văn bản được đăng hoặc in ở đâu, thời điểm nào? thời điểm đó có ý nghĩa gì?
-
Văn bản thuật lại sự kiện gì? Sự kiện ấy được nêu ở phần nào của văn bản?
-
Thứ tự triển khai nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự kiện
-
Các yếu tố như nhan đề, Sapo, Đề mục, hình ảnh,.... trong văn bản có tác dụng gì?
-
Sự kiện được thuật lại có ý nghĩa gì với người đọc?
-
Đọc truyện văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng, tìm hiểu về nhạc sĩ Phạm Tuyên, bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng và Chiến thắng 30/4/1975.
-
Văn bản được đăng tải ở trang kienthuc.net.vn, ngày 28/4/2013. Đúng thời điểm những ngày kỷ niệm 28 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
-
Văn bản thuật lại quá trình sáng tác bài Như có Bác trong ngày đại thắng. Sự kiện này được nêu ở phần (1) ở văn bản.
-
Bài viết triển khai theo thứ tự nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc.
-
Các yếu tố như nhan đề, Sapo, Đề mục, hình ảnh,.... trong văn bản có tác dụng tóm tắt những nội dung chính của văn bản, giúp người đọc nắm bắt dễ hơn. Ngoài ra còn giúp văn bản thu hút người đọc hơn.
-
Sự kiện được thuật lại có ý nghĩa kỷ niệm với người đọc: giúp đọc giả hiểu được khoảnh khắc lịch sử đó.
-
Về nhạc sĩ Phạm Tuyên và bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng và Chiến thắng 30/4/1975 :
-
Sinh ngày 12/01/1930, quê ở Hải Dương. Ông từng là trưởng ban âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam Hà Nội trong Chiến tranh Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng như Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng và Đảng ta đã cho ta mùa xuân.
-
Bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng là một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Cho đến nay là hơn 45 năm bài hát đồng hành cùng ngày Giải phóng dân tộc. Dần dần bài hát không chỉ trong tháng 4 mà trong mọi cuộc vui, trong những ngày lễ, kỷ niệm quan trọng của đất nước.
-
Chiến thắng 30-4-1975: Sự kiện Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tiến vào thành phố Sài Gòn, tổng thống Dương Văn Minh cùng các tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là sự kiện đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Việt Nam và bắt đầu thời kỳ chuyển tiếp thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
II. Đọc hiểu
Câu hỏi: Chú ý thời điểm đăng bài báo
Bài báo đăng ngày 28/4/2013, thời điểm chuẩn bị kỷ niệm 28 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975.
Câu hỏi: Nêu tác dụng của Sa pô bài báo
Thể hiện nội dung chính và thu hút người đọc.
Câu hỏi: Câu dấu ngoặc kép trong phần 2 dùng để làm gì?
Đánh dấu lời nói của nhạc sĩ Phạm Tuyên, lời của những người khác và lời bài hát.
Câu hỏi: Chỉ ra câu văn nói về nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của bài hát
Nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của bài hát: Bản tin chiều ngày 28/4/1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam và hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho ra đời của bài hát.
Câu hỏi: Chú ý những thông tin về quá trình sáng tác và phổ biến bài hát
Sáng tác bài hát:
-
Quá trình chuẩn bị viết bài hát: “ Phải viết ngay một cái gì đó, góp một tiếng reo vui cùng mọi người mừng chiến thắng”.
-
Ông sáng tác chỉ trong 2 tiếng đồng hồ.
Phổ biến bài hát:
-
Đưa lên cho hội đồng duyệt
-
Trình lên cho ông Trần Lâm - Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.
-
Phát sóng trên đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam ngày 30/4.
Câu hỏi: Ở phần 3, tác giả muốn khẳng định điều gì?
Bài hát với ca từ sống mãi, bất diệt dù ở thời gian, địa điểm nào thì sức âm vang của nó vẫn còn mãi.
III. Trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1: Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng thuật lại sự kiện gì?
Thuật lại sự kiện quá trình sáng tác và phổ biến ca khúc Như có Bác trong ngày đại thắng.
Câu hỏi 2: Chỉ ra bố cục của văn bản và xác định nội dung chính của mỗi phần.
Bố cục văn bản gồm 3 phần
-
Phần I: Nội dung chính của văn bản - Quá trình ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.
-
Phần II: Quá trình sáng tác và phổ biến bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.
-
Phần III: Giá trị và ý nghĩa của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.
Câu hỏi 3: Tìm trong văn bản những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thẳng.
-
Đầu tháng 4 năm 1975, tin chiến thắng vang dội từ các chiến trường miền Nam Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng đã thôi thúc cánh nhạc sĩ chúng tôi sáng tác.
-
Bản tin chiều ngày 28/4/1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam và hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho ra đời bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.
Câu hỏi 4: Những biểu hiện nào cho thấy bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng "có số phận đặc biệt"?
-
Nó sống mãi với thời gian, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, xã hội, không phân biệt biên giới quốc gia.
-
Ngoài ra bài hát còn được dùng ở bất kỳ địa điểm nào như các cuộc gặp gỡ, mit tinh, văn nghệ quần chúng.
Câu hỏi 5: Câu nói của nhạc sĩ Phạm Tuyên ở cuối bài nhằm khẳng định điều gì?
-
Câu nói cuối của nhạc sĩ Phạm Tuyên khẳng định tình yêu quê hương đất nước và khao khát độc lập mãnh liệt trong ông.
-
Nhạc sĩ khẳng định để có được độc lập ngày hôm nay chúng ta đã phải đánh đổi bằng biết bao máu và nước mắt của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống. Chính vì thế chúng ta cần luôn biết ơn và trân trọng những sự hy sinh đáng quý ấy.
Câu hỏi 6: Hãy nghe hoặc hát bài Như có Bác trong ngày đại thắng và viết lại suy nghĩ, cảm xúc của em (trong khoảng 5 — 6 dòng) về bài hát.
Mỗi năm cứ vào những ngày trước và trong dịp lễ 30/4 - Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, trên khu phố em ở đâu đâu cũng vang lên bài Như có Bác trong ngày đại thắng. Cứ mỗi lần giai điệu này phát lên, trong tim em lại tràn ngập cảm giác tự hào và hãnh diện về đất nước mình. Dân tộc ta anh hùng, bất khuất, không hề run sợ trước bất kỳ kẻ thù hung hãn nào, quyết không chịu chùn bước trước kẻ thù nào.
Đó là cách soạn văn lớp 6 bài Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng trong chương trình sách mới Cánh diều mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!